Tiểu ra đường có phải là đái tháo đường? Nguyên nhân và cách nhận biết
1. Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường (hay tiểu đường) là một bệnh lý chuyển hóa mạn tính. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự chuyển hóa năng lượng của bạn, mà chủ yếu là đường (glucose) [1]. Ngoài ra, chuyển hóa mỡ cũng bị tác động.
Bình thường, cơ thể tiêu thụ thức ăn và biến đổi chúng thành đường, mỡ hoặc đạm. Trong đó, phân tử đường trở thành nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Quá trình này được điều hòa bởi một hormone gọi là insulin từ tuyến tụy tiết ra.
Trong bệnh lý đái tháo đường, cơ thể tiết không đủ insulin hoặc insulin làm việc không hiệu quả. Hậu quả là đường trong máu tăng cao hơn ngưỡng bình thường.
2. Tại sao bạn bị đái tháo đường?
Lý do dẫn đến đái tháo đường thực sự vẫn còn đang được nghiên cứu. Các nhà khoa học nhận định chung rằng, bệnh lý xảy ra khi cơ thể gặp rối loạn chuyển hóa.
Đái tháo đường có hai dạng chính là tuýp 1 và tuýp 2. Ở đái tháo đường tuýp 1, tuyến tụy của bạn bị tổn thương, dẫn đến giảm tổng hợp insulin. Ngược lại, ở đái tháo đường tuýp 2, những nơi mà insulin hoạt động như gan, cơ hay mô mỡ trở nên ít đáp ứng với hormone này. Vì vậy, dù cho cơ thể tạo ra đủ lượng, insulin vẫn không thể đảm bảo duy trì đường huyết bình thường.
3. Nguồn gốc tìm ra và đặt tên tên đái tháo đường (tiểu đường)?
Những triệu chứng của bệnh lý mà ngày nay chúng ta gọi là đái tháo đường đã được mô tả rất sớm trong lịch sử. Khoảng năm 1552 trước công nguyên, danh y người Ai Cập là Hesy-Ra đã nhận thấy triệu chứng tiểu nhiều ở một số đối tượng. Đồng thời, những thầy thuốc thời điểm này nhận ra điểm đặc biệt là nước tiểu của bệnh nhân thường thu hút kiến tới gần [2]. Ban đầu, các nhà y học cổ đại mô tả bệnh với chữ “diabetes” nghĩa là đi tiểu ra, dựa trên triệu chứng tiểu nhiều của người bệnh. Đến khoảng năm 1675, chữ “mellitus” nghĩa là ngọt được thêm vào. Tên gọi này xuất phát từ việc quan sát tự nhiên thấy rằng nước tiểu của bệnh nhân có vị ngọt. Thật vậy, những thầy thuốc thời trung cổ đã thực sự nếm nước tiểu của bệnh nhân (Hình 1)
Minh họa cách thầy thuốc thời trung cổ chẩn đoán đái tháo đường bằng cách nếm nước tiểu của bệnh nhân
>> Xem thêm: 14 dấu hiệu bệnh đái tháo đường nên phát hiện sớm
4. Tại sao bạn tiểu ra đường?
Thận là nơi lọc một lượng lớn đường trong máu mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi lọc, phần lớn chúng sẽ được hấp thu trở lại vào máu để cơ thể sử dụng làm năng lượng. Vì vậy, ở người bình thường, trong nước tiểu gần như không có đường.
Nếu bạn bị đái tháo đường, lượng đường trong máu vượt quá khả năng tái hấp thu của thận. Do vậy, ngoài đường huyết cao, đường cũng sẽ xuất hiện trong nước tiểu.
Lượng đường vượt quá khả năng tái hấp thu của thận gây tiểu ra đường
5. Có phải cứ mắc đái tháo đường là tiểu ra đường?
Điều này cũng không hoàn toàn đúng. Có nhiều nguyên nhân làm cho bạn tiểu ra đường. Đái tháo đường chỉ là một trong số đó. Nhóm nguyên nhân còn lại nằm ở thận. Ví dụ, vì một tổn thương nào đó, thận mất hoặc giảm khả năng tái hấp thu đường. Lúc này, bạn sẽ tiểu ra đường mặc dù đường trong máu không cao.
Khi lượng đường huyết vượt ngưỡng người bệnh sẽ đi tiểu ra đường
6. Có phải cứ tiểu ra đường là bị đái tháo đường?
Điều này cũng không hoàn toàn đúng. Có nhiều nguyên nhân làm cho bạn tiểu ra đường. Đái tháo đường chỉ là một trong số đó. Nhóm nguyên nhân còn lại nằm ở thận. Ví dụ, vì một tổn thương nào đó, thận mất hoặc giảm khả năng tái hấp thu đường. Lúc này, bạn sẽ tiểu ra đường mặc dù đường trong máu không cao.
Tiểu ra đường có nhiều nguyên nhân hơn là do đái tháo đường
>> Xem thêm: Đối tượng nguy cơ cao mắc tiền đái tháo đường
7. Cách nhận biết đái tháo đường?
Các triệu chứng điển hình giúp bạn nhận biết đái tháo đường là tiểu nhiều, khát nước nhiều, thèm ăn và sụt cân (Hình 2) [3].
Nếu đường huyết đủ cao, đường sẽ bị thải ra ngoài theo nước tiểu. Lượng đường này kéo theo nước, do đó gây nên triệu chứng tiểu nhiều. Khi cơ thể đào thải nhiều nước, phản xạ khát nước tăng giúp báo hiệu cơ thể đang bị thiếu nước. Mặc dù đường huyết cao nhưng cơ thể không sử dụng để làm năng lượng được. Vì vậy, bạn vẫn sụt cân dù ăn nhiều.
Tiểu nhiều và khát nước là dấu hiệu phổ biến của tiểu đường
8. Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường là gì?
Trước đây, bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu để phát hiện đường. Điều này dựa theo cơ sở trình bày ở trên. Tuy nhiên, như đã nói, không phải tất cả bệnh nhân đái tháo đường đều tìm thấy đường trong nước tiểu. Đồng thời hiện tại, xét nghiệm máu đơn giản và chính xác hơn để chẩn đoán cũng như xác định mức độ đái tháo đường. Bạn có thể được yêu cầu nhịn đói (xét nghiệm đường huyết đói) hoặc không cần nhịn đói trước khi thử máu (xét nghiệm HbA1C).
Tóm lại, tiểu ra đường có thể là một biểu hiện của đái tháo đường. Tuy nhiên, điều này không luôn đúng, đặc biệt ở giai đoạn đầu của đái tháo đường. Ngược lại, có một số nguyên nhân khác cũng làm bạn tiểu ra đường dù không mắc đái tháo đường. Do vậy, hiện tại, xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn là xét nghiệm đường trong nước tiểu.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.cdc.gov/diabetes/basics/diabetes.html
- https://www.everydayhealth.com/diabetes/understanding/diabetes-mellitus-through-time.aspx
- https://healthy-ojas.com/diabetes/diabetes-signs.html
VN_GM_DIA_350;exp:30/11/2024
- Thay đổi lối sống lành mạnh - Nền tảng trong điều trị đái tháo đường!
- Người mắc bệnh đái tháo đường uống mật ong được không?
- Chăm sóng người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn cuối đời
- Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân đái tháo đường
- Bệnh đái tháo đường có lây không và làm thế nào để phòng ngừa?
- Thức khuya đái tháo đường: Hệ lụy tiềm ẩn nguy hiểm chớ nên xem thường
- Bệnh võng mạc đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
- Mức đường huyết của người trên 60 tuổi ổn định ở mức bao nhiêu?
- Mối tương quan giữa béo phì và đái tháo đường
- Người mắc đái tháo đường uống nước dừa được không? Cần lưu ý gì?
- Người bệnh đái tháo đường bị ngứa da: Biến chứng nguy hiểm cần lưu ý
- Bàn chân đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp