Những loại trái cây phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường
Chế độ dinh dưỡng là điều được bệnh nhân đái tháo đường quan tâm hàng đầu. Lý do là vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết. Ngoài bữa ăn chính, bệnh nhân thường cần chú ý đến chất và lượng của trái cây ăn vào hàng ngày. Vậy đâu là những loại trái cây cho bệnh nhân đái tháo đường?
Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn trái cây không?
Tất cả trái cây đều ít nhiều có lợi cho sức khỏe. Chúng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất mà cơ thể cần. Một số loại quả còn giàu chất chống oxi hóa.
Có một quan niệm sai lầm rằng người đái tháo đường cần tránh ăn trái cây. Điều này không hoàn toàn đúng. Chúng ta biết rằng, trái cây chứa đường tự nhiên. Do đó, trái cây có thể làm tăng đường huyết khi ăn vào. Điều này không sai. Tuy nhiên, chỉ bởi vì bạn bị đái tháo đường không có nghĩa rằng bạn phải kiêng hoàn toàn trái cây. Thực tế là, bạn chỉ cần học cách chọn lựa trái cây và ăn với lượng vừa phải một cách hợp lý hơn. Trái cây cho bệnh nhân đái tháo đường là thứ bạn cần quan tâm.
Làm thế nào nhận biết được trái cây nên ăn và không nên ăn ở người đái tháo đường?
Bệnh tiểu đường thì nên ăn cái cây gì? Ở người bệnh đái tháo đường, vấn đề cần quan tâm là hàm lượng đường chứa trong thực phẩm ăn vào. Điều này không ngoại lệ với trái cây. Một thông số thường được dùng cho thực phẩm gọi là chỉ số đường huyết. Chỉ số đường huyết phản ánh mức độ tăng đường huyết trong vòng 2 giờ sau khi ăn vào. Mức làm chuẩn là glucose (chỉ số đường huyết 100). Thực phẩm có chỉ số đường huyết càng cao thì gây tăng đường trong máu càng mạnh. Một thông số thứ hai là tải đường huyết.
Tải đường huyết đánh giá cả lượng thực phẩm mà bạn ăn vào, do vậy đánh giá chính xác hơn lượng đường nạp vào cơ thể (Hình 1). Ví dụ, một loại quả có chỉ số đuờng huyết cao nhưng một khẩu phần của nó lại chứa nước nhiều và ít carbohydrate, do vậy tải đường huyết có thể thấp.
Trái cây tốt cho bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường)
Vậy người tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Sau đây là một số loại trái cây không chỉ có chỉ số đường huyết và/hoặc tải đường huyết thấp mà còn giàu vitamin và khoáng chất. Hai nhóm quả được Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association – ADA) khuyến cáo có lợi nhất là trái cây họ cam chanh và quả mọng (Hình 2) [2].
Họ cam chanh (citrus) bao gồm cam (orange), quýt (tangerine), quất hoặc tắc (kumquat), bưởi (pomelo), bưởi chùm (graphfruit), thanh yên (citron), chanh (lime), chanh vàng (lemon). Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, folate và kali.
Quả mọng (berry) bao gồm dâu tây (strawberry), dâu tằm (mulberry), việt quất (blueberry), nam việt quất (cranberry), mâm xôi (blackberry), phúc bồn tử (rasberry), lý chua đen (black currant), lý chua đỏ (red currant), lý gai (gooseberry), hồ lý (lingonberry). Mặc dù cùng có tên berry, một vài trong số chúng thực sự thuộc họ berries, trong khi số còn lại có họ hàng xa hơn. Những trái cây này giàu vitamin C, vitamin K, magie, kali, chất xơ và đặc biệt là giàu chất chống oxi hóa.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ăn táo và bắp được không?
Một số trái cây có lợi khác là anh đào, đào, táo, lê, kiwi, ổi. Lượng đường vừa phải và lượng chất xơ cao trong những quả này giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, từ đó hạn chế tăng đường huyết.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không nên ăn trái cây gì?
Nhìn chung các loại trái cây nhiệt đới thường chứa nhiều đường. Những loại quả với hàm lượng đường cao là: xoài, chuối, đu đủ, dứa, dưa hấu, mít, sầu riêng. Ngay cả một lượng nhỏ những quả này cũng có thể làm đường huyết tăng cao, do vậy cần hạn chế ăn.
Mẹo ăn trái cây ở người đái tháo đường
Ngoài việc chọn lựa loại quả và lượng ăn phù hợp, có một số lưu ý khác giúp hạn chế tăng đường huyết.
Dừng ăn trái cây đóng hộp
Trái cây đóng lon hoặc đóng hộp sẵn thường tiện dùng và không đắt, nhưng không tốt cho sức khỏe. Thứ nhất, quá trình chế biến và bảo quản có thể làm mất đi phần nào chất dinh dưỡng. Thứ hai, một số loại quả đóng hộp được ngâm siro hoặc đường để bảo quản tốt hơn và tạo vị ngon hơn. Điều này làm đường huyết của bạn có thể tăng cao.
Cẩn thận với quả khô
Quả khô vốn là trái cây nhưng được sấy khô cho phù hợp. Chính vì vậy, hàm lượng đường trong quả được cô đặc nhiều lần. Chỉ một miếng nhỏ trái cây khô cũng có thể chứa lượng đường bằng nguyên quả. Một vài sản phẩm còn tẩm ướp thêm đường hoặc muối. Cần học cách đọc nhãn thực phẩm để biết hàm lượng đường trong mỗi khẩu phần quả khô. Nếu ăn quả khô, một số lựa chọn với chỉ số đường huyết thấp là chà là (date), sung (fig), prune (mận).
Nước ép và sinh tố cũng có thể là nguồn gây tăng đường
Nhiều loại nước ép và sinh tố đóng chai được thêm đường để giảm bớt vị chua. Ngay cả nước ép bạn tự làm tại nhà cũng thường chứa vài khẩu phần quả để cho ra được một ly nước ép. Do vậy, tổng lượng đường mà bạn nạp vào sẽ trở nên nhiều hơn mong đợi. Các loại nước ép từ rau củ được khuyên dùng cho người đái tháo đường hơn là nước ép từ trái cây. Với trái cây, hãy sử dụng nguyên quả thay vì nước ép.
Tóm lại, bị đái tháo đường không đồng nghĩa với việc kiêng ăn trái cây hoàn toàn. Nó chỉ có nghĩa là bạn cần học cách lựa chọn loại và lượng trái cây sao cho phù hợp. Trái cây cho bệnh nhân đái tháo đường nếu dùng đúng cách sẽ cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và chất chống oxi hóa có lợi cho cơ thể.
Tài liệu tham khảo
- Carneiro L, Leloup C. Mens Sana trong Corpore Sano: Chỉ số đường huyết có vai trò gì không ?. Các chất dinh dưỡng. Năm 2020; 12 (10): 2989. Xuất bản 2020 ngày 29 tháng 9
- https://www.diabetes.org/healthy-living/recipes-nutrition/eating-well/diabetes-superstar-foods
VN_GM_DIA_321;exp:3/8/2024
Những phương pháp điều trị tiền đái tháo đường
Dịch tễ học và gánh nặng tiền đái tháo đường
Cách xử trí khi gặp hạ đường huyết
NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ KHI NÀO NÊN TẦM SOÁT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?
NHẬN BIẾT CÁC DẤU HIỆU HẠ ĐƯỜNG HUYẾT QUÁ MỨC
TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ COVID-19 – NÊN QUAN TÂM NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG MỨC
CHẾ ĐỘ ĂN VÀ TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MÀ CÁC BẠN CẦN BIẾT
THAY ĐỔI LỐI SỐNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐỐI TƯỢNG TẦM SOÁT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
LỢI ÍCH CỦA TẦM SOÁT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp