Trái cây cho bệnh nhân đái tháo đường: Những loại nên ăn và nên kiêng
Chế độ dinh dưỡng là điều được bệnh nhân đái tháo đường quan tâm hàng đầu. Lý do là vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết. Ngoài bữa ăn chính, bệnh nhân thường cần chú ý đến chất và lượng của trái cây ăn vào hàng ngày. Vậy đâu là những loại trái cây cho bệnh nhân đái tháo đường?
1. Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn trái cây không?
Tất cả trái cây đều ít nhiều có lợi cho sức khỏe. Chúng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất mà cơ thể cần. Một số loại quả còn giàu chất chống oxi hóa.
Có một quan niệm sai lầm rằng người đái tháo đường cần tránh ăn trái cây. Điều này không hoàn toàn đúng. Chúng ta biết rằng, trái cây chứa đường tự nhiên.
Do đó, trái cây có thể làm tăng đường huyết khi ăn vào. Điều này không sai. Tuy nhiên, chỉ bởi vì bạn bị đái tháo đường không có nghĩa rằng bạn phải kiêng hoàn toàn trái cây. Thực tế là, bạn chỉ cần học cách chọn lựa trái cây và ăn với lượng vừa phải một cách hợp lý hơn. Trái cây cho bệnh nhân đái tháo đường là thứ bạn cần quan tâm.
2. Làm thế nào nhận biết đâu là trái cây cho bệnh nhân đái tháo đường và loại nào nên kiêng
Bệnh tiểu đường thì nên ăn cái cây gì? Ở người bệnh đái tháo đường, vấn đề cần quan tâm là hàm lượng đường chứa trong thực phẩm ăn vào. Điều này không ngoại lệ với trái cây. Một thông số thường được dùng cho thực phẩm gọi là chỉ số đường huyết.
Chỉ số đường huyết phản ánh mức độ tăng đường huyết trong vòng 2 giờ sau khi ăn vào. Mức làm chuẩn là glucose (chỉ số đường huyết 100). Thực phẩm có chỉ số đường huyết càng cao thì gây tăng đường trong máu càng mạnh. Một thông số thứ hai là tải đường huyết.
Tải đường huyết đánh giá cả lượng thực phẩm mà bạn ăn vào, do vậy đánh giá chính xác hơn lượng đường nạp vào cơ thể (Hình 1). Ví dụ, một loại quả có chỉ số đường huyết cao nhưng một khẩu phần của nó lại chứa nước nhiều và ít carbohydrate, do vậy tải đường huyết có thể thấp.
Trái cân cho bệnh nhân đái tháo đường cần được kiểm soát hàm lượng đường
>> Xem thêm: Chế độ ăn DASH cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2
3. Trái cây tốt cho bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường)
Vậy người tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Sau đây là một số loại trái cây không chỉ có chỉ số đường huyết và/hoặc tải đường huyết thấp mà còn giàu vitamin và khoáng chất. Hai nhóm quả được Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association – ADA) khuyến cáo có lợi nhất là trái cây họ cam chanh và quả mọng (Hình 2) [2].
- Họ cam chanh (citrus) bao gồm: Cam (orange), quýt (tangerine), quất hoặc tắc (kumquat), bưởi (pomelo), bưởi chùm (graphfruit), thanh yên (citron), chanh (lime), chanh vàng (lemon). Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, folate và kali.
- Quả mọng (berry) bao gồm: Dâu tây (strawberry), dâu tằm (mulberry), việt quất (blueberry), nam việt quất (cranberry), mâm xôi (blackberry), phúc bồn tử (raspberry), lý chua đen (black currant), lý chua đỏ (red currant), lý gai (gooseberry), hồ lý (lingonberry).
Mặc dù cùng có tên berry, một vài trong số chúng thực sự thuộc họ berries, trong khi số còn lại có họ hàng xa hơn. Những trái cây này giàu vitamin C, vitamin K, magie, kali, chất xơ và đặc biệt là giàu chất chống oxi hóa.
Trái cây họ cam chanh và quả mọng (berry) có lợi cho người đái tháo đường [2]
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ăn táo và bắp được không?
Một số trái cây và rau củ có lợi khác là anh đào, đào, táo, lê, kiwi, ổi và bắp được khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường. Bởi lượng đường vừa phải và lượng chất xơ cao trong những quả này giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, từ đó hạn chế tăng đường huyết.
4. 24 loại trái cây dành cho người đái tháo đường giúp tăng cường sức khỏe
Đối với người đái tháo đường, việc chọn lựa trái cây có chỉ số đường huyết thấp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là danh sách 24 loại trái cây dành cho người đái tháo đường phổ biến và bổ dưỡng.
1. Ổi
Ổi là một trong những loại trái cây dành cho người đái tháo đường nhờ vào hàm lượng đường tự nhiên thấp và chứa nhiều chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm sự hấp thụ đường trong máu, giúp kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, ổi cũng chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Ổi cũng được biết đến với khả năng chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Các chất chống oxy hóa trong ổi có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và ung thư. Hơn nữa, ổi cung cấp một lượng lớn kali, một khoáng chất quan trọng giúp kiểm soát huyết áp và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ổi giúp tăng cường sức khỏe cho người đái tháo đường
2. Bưởi
Bưởi giàu chất xơ và nước, giúp tạo cảm giác no lâu và kiểm soát cảm giác đói. Đặc biệt, chất xơ trong bưởi giúp giảm hấp thụ đường và cholesterol trong máu, giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bưởi cũng là một nguồn cung cấp vitamin C quan trọng, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Ngoài ra, bưởi còn chứa các chất chống oxy hóa và axit amin, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương và cải thiện sức khỏe.
Bưởi giàu chất xơ và nước tăng cường sức khỏe cho người đái tháo đường
3. Dâu tây
Dâu tây có chứa hàm lượng đường tự nhiên thấp, giúp kiểm soát đường huyết tốt. Hơn nữa, dâu tây cung cấp một lượng lớn chất xơ tạo cảm giác no lâu và ổn định đường huyết sau khi ăn. Chất xơ cũng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Hơn nữa, dâu tây chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên bảo vệ các tế bào và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và ung thư. Đây cũng là loại trái cây dành cho người đái tháo đường.
Dâu tây chứa hàm lượng đường thấp tốt cho sức khỏe người đái tháo đường
4. Cam
Cam là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho người đái tháo đường. Cung cấp một lượng lớn vitamin C - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Vitamin C giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh về da. Cam cũng chứa nhiều chất xơ và nước, giúp tạo cảm giác no lâu và hạn chế cảm giác đói. Chất xơ trong cam cũng giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
Cam giàu vitamin C rất tốt cho sức khỏe người đái tháo đường
5. Anh đào
Anh đào là loại trái cây dành cho người đái tháo đường giàu chất xơ và vitamin C. Chất xơ có trong anh đào giúp kiểm soát đường huyết và duy trì cảm giác no lâu sau khi ăn. [3]
Anh đào giàu chất xơ và vitamin rất tốt cho sức khỏe người đái tháo đường
>> Xem thêm: Làm thế nào để sống khỏe với tiền đái tháo đường
6. Quả khế
Quả khế chứa nhiều chất xơ và vitamin C, rất phù hợp cho người đái tháo đường. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kiểm soát lượng đường huyết rất tốt. Ngoài ra, khế cũng là nguồn cung cấp kali quan trọng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, vitamin C trong quả khế giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.
Chất xơ trong khế giúp kiểm soát đường huyết và duy trì cảm giác no lâu sau khi ăn, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm giảm cảm giác đói.
Khế chứa nhiều chất xơ và vitamin C tốt cho sức khỏe người đái tháo đường
7. Quả đào
Quả đào không chỉ có hương vị ngon ngọt và mọng nước mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người đái tháo đường. Đào có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều loại trái cây khác giúp kiểm soát hiệu quả đường huyết của người bệnh. Bên cạnh đó, đào còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene bảo vệ các tế bào khỏi các tổn thương vì người đái tháo đường thường có nguy cơ bị tổn thương tế bào do đường huyết cao hơn người bình thường. [1]
Quả đào có chỉ số đường huyết thấp rất tốt cho người đái tháo đường
8. Quả mâm xôi
Quả mâm xôi là loại trái cây dành cho người đái tháo đường vì giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Do chứa ít chất béo và đường, mâm xôi có thể sử dụng được cho người bệnh đái tháo đường muốn giảm cân mà không gây tăng đường huyết đột ngột. Bạn có thể chế biến mâm xôi cho các món salad, sinh tố, thức uống khác nhau. Giúp người đái tháo đường thưởng thức được nhiều món ăn ngon miệng mà không cần phải lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình.
Mâm xôi giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết cho người đái tháo đường
9. Quả Trâm
Quả trâm được biết đến là một loại trái vô cùng tươi ngon và bổ dưỡng là một trong những loại trái cây dành cho người đái tháo đường muốn tăng cường sức khỏe. Với hàm lượng đường tự nhiên, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như vitamin C, kali và magiê, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ chức năng thần kinh.
10. Táo
Táo là nguồn cung cấp chất xơ tốt, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và duy trì đường huyết ổn định. Bên cạnh đó táo có hàm lượng calo và đường rất thấp giúp cho người đái tháo đường có thể kiểm soát được cân nặng của mình. Trong táo có chứa một lượng quercetin, một loại flavonoid có khả năng giảm viêm và bảo vệ tim mạch.[1]
Táo giúp duy trì đường huyết ổn định cho người đái tháo đường
11. Kiwi
Theo một nghiên cứu được công bố trên Pubmed về các loại trái cây, Kiwi nổi bật với hàm lượng nước cao. Khi bạn ăn 100g Kiwi thì tương đương với việc cung cấp khoảng 5g glucose vào huyết quản khoản một muỗng cà phê đường. Ăn Kiwi giúp người bệnh đái tháo đường giảm lượng đường huyết trong máu.[1]
Quả Kiwi chứa một phần lớn carbohydrate, gồm glucose, fructose và sucrose, cũng như các thành phần không thể tiêu hóa trong dạ dày và ruột non. Ăn kiwi giúp làm tăng nồng độ carbohydrate trong ruột, yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu, từ đó giúp ổn định lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn.
Kiwi giàu magie, mang lại lợi ích đặc biệt cho những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ đủ lượng magiê có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường. Với chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng magiê phong phú, việc bổ sung Kiwi vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Quả kiwi loại trái cây tốt dành cho người đái tháo đường
12. Quả mọng
Quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, giúp giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch và ung thư. Điều này rất quan trọng cho người đái tháo đường, người thường có nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe này. Ngoài ra, quả mọng cũng chứa rất nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết rất tốt. [1]
Quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho người đái tháo đường
13. Lê
Quả lê, với hàm lượng nước lên đến 84%, không chỉ mang lại hương vị ngọt ngào mà còn giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Đặc biệt, lê cung cấp nhiều vitamin và chất xơ hòa tan, hai yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Chất xơ hòa tan không chỉ giúp giảm cholesterol mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa và duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Vì những lợi ích này, quả lê được xem là một lựa chọn tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường, giúp cải thiện độ nhạy với insulin và giảm chỉ số đường huyết đến mức thấp nhất là 38. Thay vì bổ sung những loại đồ ngọt có đường khác thì bạn có thể thỏa mãn cơn thèm ngọt bằng việc thưởng thức một quả lê mỗi ngày mà không cần lo lắng về tình trạng đường huyết của mình.
Quả lê kiểm soát đường huyết tốt cho người đái tháo đường
14. Mận
Mận cũng chứa rất nhiều chất xơ và giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho người đái tháo đường giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương của các gốc tự do. Các dưỡng chất này không chỉ hỗ trợ hệ thống miễn dịch mà còn giúp duy trì hệ thống tuần hoàn được khỏe mạnh hơn. Bạn có thể bổ sung mận vào các món salad hoa quả để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng. Kết hợp với các loại trái cây khác và một số hạt dinh dưỡng để tạo ra một bữa ăn giàu chất xơ và dưỡng chất.
15. Bơ
Bơ chứa chất béo chưa bão hòa, loại chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ viêm nhiễm cho người bị đái tháo đường. Loại trái này còn rất giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất béo và chất xơ trong bơ giúp tạo cảm giác no lâu, giúp người đái tháo đường duy trì mức độ đường huyết ổn định và kiểm soát được cân nặng.[1]
Bơ chứa chất béo tốt phù hợp cho sức khỏe người đái tháo đường
16. Dưa hấu
Dưa Hấu có chứa nhiều nước, giúp giải khát và duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể rất tốt cho người đái tháo đường. Mặc dù dưa hấu chứa ít chất xơ, nhưng vẫn đủ cung cấp giúp cải thiện sự hấp thụ đường của cơ thể và duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Dưa hấu chứa nhiều nước rất tốt cho sức khỏe của người đái tháo đường
17. Thanh long
Thanh long là một loại trái cây giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, góp phần kiểm soát lượng đường huyết trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin ở người đái tháo đường. Có thể nói rằng thanh long là trái cây dành cho người đái tháo đường cực kỳ tốt. Chỉ số glycemic index (GI) của thanh long thấp hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác, dao động từ khoảng 48 đến 52 mmol/l. Lượng đường đơn có trong 100g thanh long chỉ khoảng 3.77g, thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu lượng đường cơ thể cần hàng ngày.
Thanh long giúp kiểm soát lượng đường huyết cho người đái tháo đường
18. Dứa
Dứa là một loại trái cây thơm ngon và giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa và các khoáng chất như canxi, magiê, phospho, kali,... Tuy nhiên, do chứa carbohydrate và cả đường tự nhiên, việc tiêu thụ dứa quá nhiều có thể không tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường. Người đái tháo đường cần cân nhắc và điều chỉnh việc bổ sung dứa trong chế độ ăn hàng ngày sao cho phù hợp và cân đối với phần còn lại của chế độ ăn và liệu trình điều trị của bác sĩ.
Dứa chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe người đái tháo đường
19. Lựu
Lựu là một lựa chọn tốt cho người đái tháo đường. Việc sử dụng loại quả này có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân bởi vì nó giúp điều hòa lượng đường trong máu. Đặc biệt, chỉ số đường huyết của lựu là 18, thấp hơn so với nhiều loại trái cây khác, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết cho người đái tháo đường.
Lựu có lượng đường huyết thấp phù hợp cho người đái tháo đường
>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân đái tháo đường
20. Quýt
Trái quýt giúp giảm đường huyết và tăng độ nhạy insulin trong tế bào, hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose. Hai hợp chất chính là naringin và neohesperidin trong quýt cũng tăng nồng độ các enzyme quy định sự hấp thụ glucose trong gan. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào trong quýt không chỉ hỗ trợ dung nạp glucose mà còn giúp giảm nguy cơ viêm và ảnh hưởng đến mao mạch. Chất sinetrol trong quýt cũng giúp tăng chuyển hóa chất béo, giảm mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả và kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Quýt giúp giảm đường huyết và tăng độ nhạy insulin cho người đái tháo đường
21. Đu đủ
Đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường và ngăn ngừa bệnh tim. Các enzyme có trong đu đủ cũng bảo vệ bệnh nhân đái tháo đường chống lại gốc tự do có hại. Với chỉ số đường huyết là 60, đu đủ là lựa chọn tốt cho thực đơn của người đái tháo đường theo khuyến nghị của các bác sĩ.
Đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe người đái tháo đường
22. Cà chua
Cà chua giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa và hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Chất chống oxy hóa trong cà chua bảo vệ tế bào khỏi sự lão hóa và ngăn chặn các bệnh lý về tim mạch và ung thư. Chất xơ cũng giúp kiểm soát đường huyết và giảm triệu chứng viêm, hỗ trợ điều trị viêm mãn tính như viêm khớp và viêm ruột. Ngoài ra, cà chua còn chứa các chất chống viêm mạnh mẽ như vitamin C, beta-carotene và lycopene, cải thiện chức năng miễn dịch và giảm cholesterol trong máu, giúp ngăn chặn tắc nghẽn động mạch và đột quỵ.
Cà chua bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho người đái tháo đường
23. Chùm ruột
Dù có vị chua, chùm ruột vẫn là lựa chọn tốt cho bệnh nhân đái tháo đường với hàm lượng vitamin C và chất xơ cao. Với chỉ số đường huyết là 40 và màu sắc tươi ngon, chùm ruột cũng là một trong những loại trái cây tốt dành cho người đái tháo đường.
24. Dưa
Dưa leo có chỉ số GI thấp và cung cấp nhiều dưỡng chất, là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, chất xơ trong dưa leo giúp tăng cảm giác no, kiểm soát đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa. Giúp quản lý đường huyết và cân nặng hiệu quả đối với người mắc bệnh đái tháo đường.
Dưa leo cung cấp nhiều dưỡng chất cho người đái tháo đường
Việc bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày các loại trái cây được gợi ý ở bài viết trên góp phần nâng cao sức khỏe của người bệnh đái tháo đường. Những loại trái cây này không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe của bạn.
>> Xem thêm: Chế độ ăn chay trong đái tháo đường type 2
5. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không nên ăn trái cây gì?
Nhìn chung các loại trái cây nhiệt đới thường chứa nhiều đường. Những loại quả với hàm lượng đường cao là: xoài, chuối, đu đủ, dứa, dưa hấu, mít, sầu riêng. Ngay cả một lượng nhỏ những quả này cũng có thể làm đường huyết tăng cao, do vậy cần hạn chế ăn.
Người bệnh tiểu đường nên tránh các loại trái cây có lượng đường cao
>> Xem thêm: Người mắc đái tháo đường cần luyện tập thể dục như thế nào?
6. Mẹo ăn trái cây ở người đái tháo đường
Ngoài việc chọn lựa loại quả và lượng ăn phù hợp, có một số lưu ý khác giúp hạn chế tăng đường huyết.
Mẹo ăn trái cây để tránh tăng đường huyết cho người bệnh
Dừng ăn trái cây đóng hộp
Trái cây đóng lon hoặc đóng hộp sẵn thường tiện dùng và không đắt, nhưng không tốt cho sức khỏe. Thứ nhất, quá trình chế biến và bảo quản có thể làm mất đi phần nào chất dinh dưỡng. Thứ hai, một số loại quả đóng hộp được ngâm siro hoặc đường để bảo quản tốt hơn và tạo vị ngon hơn. Điều này làm đường huyết của bạn có thể tăng cao.
Cẩn thận với quả khô
Quả khô vốn là trái cây nhưng được sấy khô cho phù hợp. Chính vì vậy, hàm lượng đường trong quả được cô đặc nhiều lần. Chỉ một miếng nhỏ trái cây khô cũng có thể chứa lượng đường bằng nguyên quả. Một vài sản phẩm còn tẩm ướp thêm đường hoặc muối. Cần học cách đọc nhãn thực phẩm để biết hàm lượng đường trong mỗi khẩu phần quả khô. Nếu ăn quả khô, một số lựa chọn với chỉ số đường huyết thấp là chà là (date), sung (fig), prune (mận).
Nước ép và sinh tố cũng có thể là nguồn gây tăng đường
Nhiều loại nước ép và sinh tố đóng chai được thêm đường để giảm bớt vị chua. Ngay cả nước ép bạn tự làm tại nhà cũng thường chứa vài khẩu phần quả để cho ra được một ly nước ép. Do vậy, tổng lượng đường mà bạn nạp vào sẽ trở nên nhiều hơn mong đợi. Các loại nước ép từ rau củ được khuyên dùng cho người đái tháo đường hơn là nước ép từ trái cây. Với trái cây, hãy sử dụng nguyên quả thay vì nước ép.
Tóm lại, bị đái tháo đường không đồng nghĩa với việc kiêng ăn trái cây hoàn toàn. Nó chỉ có nghĩa là bạn cần học cách lựa chọn loại và lượng trái cây sao cho phù hợp. Trái cây cho bệnh nhân đái tháo đường nếu dùng đúng cách sẽ cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và chất chống oxi hóa có lợi cho cơ thể.
>> Xem thêm: Những phương pháp điều trị tiền đái tháo đường
Tài liệu tham khảo:
1. Carneiro L, Leloup C. Mens Sana trong Corpore Sano: Chỉ số đường huyết có vai trò gì không ?. Các chất dinh dưỡng. Năm 2020; 12 (10): 2989. Xuất bản 2020 ngày 29 tháng 9
2. https://www.diabetes.org/healthy-living/recipes-nutrition/eating-well/diabetes-superstar-foods
3. The 8 Best Fruits for Diabetics: https://sesamecare.com/blog/best-fruits-for-diabetics (Ngày truy cập: 28/4/2024)
4. HEALTH & WELLNESS Fruit https://diabetes.org/food-nutrition/reading-food-labels/fruit (Ngày truy cập: 28/4/2024)
5. Can people with diabetes safely eat cherries?: https://www.medicalnewstoday.com/articles/cherries-for-diabetes#adding-cherries-to-an-eating-plan (Ngày truy cập: 30/5/2024)
VN_GM_DIA_321;exp:31/08/2024
- KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VỚI MÁY THỬ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN DÙNG INSULIN
- 3 phương pháp chẩn đoán và điều trị đái tháo đường thai kỳ
- TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
- NHỮNG LO NGẠI CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN COVID-19
- CHOCOLATE VÀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- Sự ảnh hưởng và triệu chứng của đái tháo đường ở phụ nữ
- 5 CÁCH QUẢN LÝ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA BẠN TRONG DỊP LỄ TẾT
- ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
- THUỐC GIA TRUYỀN KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: NGUY CƠ TIỀM ẨN
- CÁC BIẾN CHỨNG DÀI HẠN CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - BÀN CHÂN VÀ NHA CHU (PHẦN 2)
- TẠI SAO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG DẪN ĐẾN SUY THẬN
- TẠI SAO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG GÂY MÙ LÒA?
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp