6 điều làm nên trái tim khỏe mạnh ở phụ nữ
Thông tin được bảo trợ bởi Hội Tim Mạch Việt Nam
Hằng năm, bệnh tim mạch được xem là mối nguy hàng đầu đối với sức khỏe của phụ nữ. Tuy nhiên, nguy cơ nào cũng có thể phòng tránh nếu bạn được cung cấp đủ thông tin về các yêu tố rủi ro gây bệnh.
Phụ nữ trung niên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nhất. Đây là khoảng thời gian cơ thể phụ nữ xuất hiện những rối loạn về sinh lý. Quá trình mãn kinh cũng gây ra những biến đổi trong cơ thể (ví dụ như quá trình chuyển hóa chất béo và cholesterol).
90% phụ nữ có ít nhất một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở mỗi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, 80% các yếu tố trên có thể phòng ngừa được. Hãy cùng nhau xem qua 1 số gợi ý sau đây để giúp bạn nâng cao sức khỏe tim mạch.
01. Hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Điều quan trọng để hiểu rõ trái tim của mình là thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân. Hiểu rõ cơ thể bạn cũng như hiểu rõ những thông số sinh lý của bản thân (như huyết áp, cholesterol, lượng đường trong máu). Chủ động hiểu rõ tình trạng của bản thân là chìa khóa then chốt cho một cuộc sống khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nhịp tim cũng là một yếu tố then chốt phản ánh sức khỏe trái tim và dấu hiệu của một số bệnh lý. Hãy thường xuyên để ý đến nhịp tim và huyết áp của bạn (máy đo huyết áp, đồng hồ thông minh, kiểm tra sức khỏe) để kịp thời phản ánh với bác sĩ.
- Mẹo đo nhịp tim tại nhà:
- Để đo nhịp tim, bạn chỉ cần kiểm tra mạch đập bằng cách đặt ngón trỏ và ngón giữa vào cổ lệch về phía bên khí quản của bạn. Để kiểm tra nhịp đập ở cổ tay, bạn đặt hai ngón tay ngay cổ tay bên dưới ngón cái.
- Khi đã tìm thấy nhịp đập, bạn hãy bắt đầu đếm số lần đập của mạch trong vòng 15 giây. Sau đó, bạn nhân kết quả đếm được cho 4, kết quả chính là nhịp tim trong một phút của bạn.
02. Biết các triệu chứng của một cơn đau tim
03. Báo cho bác sĩ của bạn nếu cơ thể xuất hiện những biến chứng trong thai kỳ
- Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể của phụ nữ tăng lên từ 30 đến 50% để nuôi dưỡng thai, đồng thời tim bơm nhiều máu hơn mỗi phút và nhịp tim cũng tăng theo. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bệnh tim ở phụ nữ cũng liên quan đến các biến chứng xảy ra trong thời kỳ mang thai. Đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp khi mang thai hay sinh sớm đều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở phụ nữ về sau.
- “Mang thai giống như một bài kiểm tra sức chịu đựng” cho cơ thể. Hiểu rõ những biến chứng trong thai kỳ để hạn chế đến mức tối thiểu những nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ.
04. Ngủ đủ giấc
- Các chuyên gia về sức khỏe đã chỉ ra, thiếu ngủ - ngủ ít hơn 6 hoặc 7 giờ một đêm - cũng liên quan đến các bệnh lý tim mạch.
- Ngủ không ngon có thể gây cao huyết áp, khó khăn trong việc giảm cân và khiến bạn gặp khó khăn khi tập thể dục.
05. Giảm căng thẳng
Thường xuyên căng thẳng cũng là một trong những quan tâm hàng đầu của phụ nữ. Những nghiên cứu cũng đã chứng minh phụ nữ bị lo âu và trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Điều này có thể dẫn đến các hành vi và yếu tố ảnh hưởng đến tim, chẳng hạn như cao huyết áp, cholesterol cao, giảm hoạt động và ăn uống không kiểm soát.
Để giải tỏa căng thẳng, hãy ăn những thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Cân nhắc việc tâm sự những căng thẳng của bản thân với người khác (như gia đình, bạn bè, hoặc bác sĩ hay chuyên viên tư vấn tâm lý của bạn) và nếu bạn bị ảnh hưởng bởi rối loạn lo âu hoặc nghi ngờ trầm cảm hãy tìm đến một bác sĩ trị liệu.
06. Tìm cho bản thân một đối tác sức khỏe
Trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để tìm ra một kế hoạch điều trị phù hợp với cuộc sống hằng ngày và nhu cầu sức khỏe của bản thân. Thậm chí một người bạn hay đơn giản là một thành viên trong gia đình cũng có thể trở thành một người bạn đồng hành tốt để bản thân đảm bảo được một chế độ sinh hoạt thể chất và ăn uống lành mạnh.
Tài liệu tham khảo:
American Heart Association
Heart conditions and pregnancy: Know the risks. Mayo Clinic
https://www.psycom.net/depression.central.women.html
VNM/NONCMCGM/0320/0009
Thói quen giúp giới trẻ tránh xa bệnh tim mạch
Sưởi ấm trái tim mùa đông lạnh
Những cách giúp hạ huyết áp tại nhà
Yếu tố nguy cơ và hậu quả của không kiểm soát huyết áp
Việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp giúp ích như thế nào trong việc kiểm soát biến cố tim mạch
Vai trò của tần số tim trong kiểm soát huyết áp
Thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) liệu có phải sử dụng suốt đời hay không?
Hòa nhịp cùng làng túc cầu thế giới, bạn có lắng nghe nhịp tim của mình ?
XU HƯỚNG MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP HIỆN NAY
Đằng sau những con số tăng huyết áp và nhịp tim
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp