Chi tiết về huyết áp kẹt: Mức độ nguy hiểm và hướng dẫn phòng ngừa

Chi tiết về huyết áp kẹt: Mức độ nguy hiểm và hướng dẫn phòng ngừa

Chi tiết về huyết áp kẹt: Mức độ nguy hiểm và hướng dẫn phòng ngừa

Khi nói về các vấn đề liên quan đến huyết áp, mọi người thường nghĩ ngay đến huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Tuy nhiên, còn một tình trạng nghiêm trọng khác ít được biết đến là huyết áp kẹt. Tình trạng này có thể bị nhầm lẫn với huyết áp thấp do các triệu chứng tương tự, nhưng thực tế lại tiến triển một cách âm thầm và có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Việc nắm rõ về huyết áp kẹt, từ khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách phòng ngừa, là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn một cách hiệu quả.

1. Huyết áp kẹt là gì?

Huyết áp kẹt là tình trạng bị chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương rất nhỏ. Trong y học, huyết áp được đo bằng hai chỉ số: Huyết áp tâm thu là áp lực máu khi tim co bóp và huyết áp tâm trương áp lực máu khi tim nghỉ giữa các lần co bóp. 

Khi khoảng cách giữa hai chỉ số này giảm hơn mức bình thường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và được gọi là huyết áp kẹt. Tình trạng này thường được xác định khi: [1] [2] [3]

  • Huyết áp tâm thu và tâm trương gần bằng nhau (ví dụ: 90/80 mmHg).
  • Chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương dưới 20 mmHg.

Khi huyết áp kẹt xảy ra, hiệu suất bơm máu của tim bị giảm, dẫn đến tuần hoàn máu suy yếu hoặc thậm chí bị trì trệ. Nếu tình trạng này kéo dài, sức cản ngoại vi sẽ tăng lên gây phì đại thất trái và có thể dẫn đến suy tim. Huyết áp kẹt tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể được kiểm soát hoàn toàn.

Không Một Mình - Sẻ chia lo âu, vững tâm vui sống

2. Nguyên nhân mắc bệnh huyết áp kẹt

Các nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp kẹt có thể bao gồm: [1]

  • Mất máu nhiều: Khi cơ thể mất nhiều máu áp lực máu trong mạch sẽ giảm gây ra sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương.
  • Nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng nặng hoặc sốc nhiễm trùng có thể gây ra viêm toàn thân, làm giảm huyết áp và khiến cho huyết áp tâm thu và tâm trương trở nên gần bằng nhau.
  • Bệnh tim mạch: Các vấn đề về tim như suy tim, hở van tim có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim có thể dẫn đến bệnh huyết áp kẹt.
  • Chấn thương nặng: Các chấn thương nghiêm trọng có thể khiến huyết áp giảm đột ngột gây ra tình trạng huyết áp kẹt.
  • Rối loạn nội tiết: Một số rối loạn nội tiết như suy thượng thận có thể làm giảm sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc như thuốc lợi tiểu có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp. Nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng thường xuyên các loại thuốc này, có thể dẫn đến huyết áp kẹt và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

3. Triệu chứng khi mắc huyết áp kẹt

Khi mắc phải huyết áp kẹt, các triệu chứng có thể bao gồm những dấu hiệu sau đây: [1]

  • Chóng mặt và hoa mắt khi đứng dậy: Do áp lực máu giảm đột ngột, não không nhận đủ lượng máu cần thiết.
  • Đau đầu: Cảm giác đau đầu xuất hiện với nhịp tim và hơi thở không đều.
  • Mệt mỏi, kiệt sức: Cơ thể thiếu máu dẫn đến cảm giác mệt mỏi kéo dài, không thể tập trung và làm việc bình thường.
  • Khó thở: Do tim không bơm đủ lượng máu cần thiết để cơ thể hoạt động, gây ra triệu chứng khó thở.
  • Co giật: Trong một số trường hợp thiếu máu nặng có thể gây ra tình trạng ớn lạnh, co giật.
  • Ù tai: Cảm giác như có tiếng chuông vang vọng trong tai có thể do áp lực máu giảm đột ngột.
  • Thay đổi nhịp tim và hơi thở: Nhịp tim và hơi thở không đều là những biểu hiện thường gặp khi bị huyết áp kẹt.

Không Một Mình - Sẻ chia lo âu, vững tâm vui sống

4. Mắc huyết áp kẹt có nguy hiểm không?

Huyết áp kẹt là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Khi bị huyết áp kẹt, tim phải làm việc vất vả hơn để đẩy máu đi qua mạch máu gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngày của bạn. Nếu không chữa trị kịp thời, người bị huyết áp kẹt có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch và các biến chứng nghiêm trọng khác. [4]

Triệu chứng của huyết áp kẹt thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt nếu không có các thiết bị đo huyết áp. Điều này có thể dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị chậm trễ, khiến bệnh tình trở nặng hơn.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có những dấu hiệu bất thường liên quan đến huyết áp, hãy đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc này sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng của huyết áp và bảo vệ sức khỏe của bạn một cách hiệu quả. [4]

5. Phương pháp chẩn đoán huyết áp kẹt

Phương pháp chẩn đoán bệnh huyết áp kẹt phổ biến là sử dụng thiết bị đo huyết áp. Quá trình này tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng giúp bác sĩ có thể theo dõi và đánh giá được tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn. Bạn sẽ được đo huyết áp qua các bước sau: [3]

  • Đo huyết áp tĩnh: Bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn trong tình trạng nghỉ ngơi hoàn toàn để biết mức huyết áp cơ bản của bạn.
  • Đo huyết áp động: Sau đó, họ sẽ đo huyết áp trong khi bạn đang hoạt động để kiểm tra sự biến động của huyết áp khi bạn vận động.

Không Một Mình - Sẻ chia lo âu, vững tâm vui sống

Quá trình này giúp đo chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương chuẩn xác giúp bác sĩ có thể theo dõi được sức khỏe tim mạch của bạn. Đây là bước quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến huyết áp, giúp bạn duy trì một lối sống khỏe mạnh.

6. Làm thế nào để phòng ngừa huyết áp kẹt?

Để phòng ngừa huyết áp kẹt bạn có thể áp dụng các phương pháp sau: [1] [3]

  • Ăn uống lành mạnh: Bổ sung các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu kali như chuối, cam, khoai tây, hạn chế ăn muối và chất béo bão hòa.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe để duy trì sức khỏe tim mạch và giảm stress.
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm cân ngay nếu bạn đang thừa cân vì thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.
  • Hạn chế uống rượu và hút thuốc: Không uống rượu, không hút thuốc sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp cao.
  • Giảm stress: Tập yoga, hít thở sâu và tham gia các hoạt động thư giãn để giảm stress giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm tra huyết áp định kỳ: Phương pháp này giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe bất thường và có biện pháp điều trị kịp thời.

Tóm lại, huyết áp kẹt là một vấn đề sức khỏe cần được chú ý vì đây có thể là dấu hiệu các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Việc hiểu rõ khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát căng thẳng, ăn uống hợp lý và kiểm tra huyết áp định kỳ là những yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc huyết áp kẹt và bảo vệ sức khỏe lâu dài. 

 

Tài liệu tham khảo:

1. What is stuck blood pressure?

https://www.vinmec.com/vi/cardiology/health-news/what-is-stuck-blood-pressure/ ( Ngày truy cập: 9/7/2024) 

2. Low Pulse Pressure

https://www.potsuk.org/low-pulse-pressure/ ( Ngày truy cập: 9/7/2024)

3. How to interpret pulse pressure readings

https://www.healthline.com/health/pulse-pressure#low-vs-normal-vs-high ( Ngày truy cập: 9/7/2024)

4. My Doctor Told Me That I Have Borderline High Blood Pressure. Should I Be Worried?

https://abcnews.go.com/Health/HeartDiseaseRisks/story?id=4218493#:~:text=People%20with%20borderline%20hypertension%2C%20or,have%20perfectly%20normal%20blood%20pressures. ( Ngày truy cập: 9/7/2024)

Copyrights © 2025 Không Một Mình - Sẻ chia lo âu, vững tâm vui sống. All rights reserved.