Tăng huyết áp uống gì? 10 món nước giúp giảm huyết áp nhanh

Tăng huyết áp uống gì? 10 món nước giúp giảm huyết áp nhanh

Tăng huyết áp uống gì? 10 món nước giúp giảm huyết áp nhanh

Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm huyết áp nhanh chóng và ngăn ngừa những biến chứng này. Thực phẩm giàu kali, magiê, axit béo omega-3 và tỏi có thể giúp giảm huyết áp khi được bao gồm trong bữa ăn hàng ngày của bạn.

1. Bệnh Tăng huyết áp là gì? 

Bệnh tăng huyết áp là tình trạng khi sức ép của máu ảnh hưởng trực tiếp lên thành động mạch một cách khó kiểm soát, gây nhiều vấn đề nguy hiểm cho cơ thể và đặc biệt là dẫn đến các bệnh liên quan đến hệ tim mạch. Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp phát hiện kịp thời các triệu chứng và tín hiệu của bệnh tăng huyết áp để có giải pháp điều trị hiệu quả.[1]

 

Độ nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp
Hình 1:Độ nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp

Theo WHO, khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành trong độ tuổi 30–79 trên toàn thế giới bị tăng huyết áp, với phần lớn sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Đáng chú ý là khoảng 46% người trưởng thành mắc bệnh này không biết tình trạng của mình.

 

Những người dễ gặp phải tăng huyết áp thường là: 

  • Người sử dụng thức ăn giàu chất béo bão hòa.
  • Nam giới sau tuổi 45.
  • Phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh hoặc lứa tuổi trung niên.
  • Người ít vận động và không rèn luyện thể chất.
  • Đồng thời, các yếu tố như stress, thuốc lá, rượu bia cũng có liên quan đến tăng huyết áp.

Việc xác định dấu hiệu và yếu tố gây ra tăng huyết áp sẽ giúp ngăn chặn những biến chứng tiềm ẩn như suy tim, nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. Để duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp, việc hiểu rõ về nguyên nhân và cách phòng tránh là điều quan trọng mà mọi người nên lưu ý.

2. Tại sao chế độ ăn uống lại ảnh hưởng đến huyết áp?

Theo nghiên cứu cho biết, huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh tim, suy giảm nhận thức, phình động mạch hoặc suy thận. Dữ liệu mới nhất của CDC vào năm 2018 cho thấy rằng, bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân góp phần dẫn đến tử vong cho hơn nửa triệu người [2]

 

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến huyết áp của cơ thể
Hình 2:Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến huyết áp của cơ thể

Mặt khác, nhiều người cũng không nhận ra rằng mình đang bị tăng huyết áp, do đó việc kiểm soát bệnh cũng khó khăn hơn. Đối với những người sử dụng thuốc hạ huyết áp mặc dù có thể cải thiện bệnh nhưng dễ gặp phải một số tác dụng phụ đáng chú ý như chóng mặt, chuột rút hoặc mất ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo những người mắc bệnh tăng huyết áp nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống lành mạnh và kết hợp lối sống khoa học để nhanh chóng cải thiện bệnh.

Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu kali, magie và canxi có thể giúp bạn giảm mức huyết áp cao và ngăn ngừa những nguy cơ sức khỏe liên quan khác. Chính vì vậy, chế độ ăn uống thường ngày thực sự có tầm ảnh hưởng nhất định đến khả năng kiểm soát huyết áp của người bệnh.

>> Xem thêm: 7 cách hạ huyết áp tại nhà bạn không nên bỏ qua

3. Gợi ý 10 món nước cho người bệnh tăng huyết áp

Một trong những nỗi băn khoăn phổ biến của nhiều người mắc bệnh tăng huyết áp là nên uống gì để hạ huyết áp nhanh? Dưới đây là 10 loại nước uống nên có trong sinh hoạt hằng ngày của người bị tăng huyết áp 

Nước ép củ cải đường

Uống nước ép củ cải đường thường xuyên có thể giúp hạ mức huyết áp cao một cách hiệu quả. Thành phần nitrat trong nước ép củ cải đường giúp làm giảm huyết áp chỉ trong vòng 24 giờ sau khi uống.[3]

 

Nước ép củ cải đường có công dụng hạ đường huyết
Hình 3:Nước ép củ cải đường có công dụng hạ đường huyết

Ngoài việc uống nước ép củ cải đường, bạn cũng có thể chế biến các món ăn từ củ cải để tận dụng lợi ích này. Củ cải nướng hoặc các món chế biến từ loại rau này đều là lựa chọn tốt cho những người muốn duy trì sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp ổn định.

Nước ép rau xanh đậm

Nếu bạn đang băn khoăn nên uống gì hạ huyết áp an toàn thì nước ép rau xanh đậm là một lựa chọn lý tưởng. Nước ép rau xanh đậm chứa hàm lượng kali cao, giúp cơ thể trung hòa lượng natri, hỗ trợ cơ thể đào thải natri trong thận tốt hơn qua đường nước tiểu, nhờ đó mà mức huyết áp cũng được hạ xuống.[3]

 

Nước ép rau xanh đậm có công dụng hạ đường huyết
Hình 4:Nước ép rau xanh đậm có công dụng hạ đường huyết

Các loại nước ép xanh đậm giàu kali mà bạn nên bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn uống, bao gồm rau xà lách, rau diếp, củ cải xanh, rau cải xoăn, rau chân vịt hoặc cải rổ. Để nhận được nguồn kali bổ dưỡng nhất, bạn nên chọn loại rau xanh còn tươi thay vì các loại rau quả đã được đóng hộp. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước ép rau xanh đậm được đông lạnh vì chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tương đương như rau tươi, thậm chí dễ bảo quản hơn.

Trà xanh

Trà xanh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp Flavonoid trong trà xanh chống oxy hóa hiệu quả, giúp cải thiện độ đàn hồi và bền vững của thành mạch. Điều này giúp giảm áp lực máu và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch và suy tim.[3]

 

Trà xanh có công dụng hạ đường huyết
Hình 5:Trà xanh có công dụng hạ đường huyết

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống trà xanh thường xuyên có thể giảm cả áp lực máu tâm trương và tâm thu. Ngoài ra, trà xanh còn giúp kiểm soát và ổn định huyết áp hiệu quả.

Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng việc uống trà xanh cũng cần được kiểm soát. Không nên uống quá 1-2 cốc mỗi ngày để tránh tác động tiêu cực lên hệ thần kinh hoặc gây rối loạn thần kinh và khó ngủ. Hãy sử dụng lá trà tươi hoặc búp non và không pha quá đậm để bảo toàn các lợi ích của loại thức uống này.

Trà atiso

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà hoa Atiso có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm huyết áp. Thành phần phytochemical trong hoa Atiso giúp giãn nở các mạch máu, cải thiện lưu thông máu và hạ huyết áp hiệu quả.

 

Trà atiso có công dụng hạ đường huyết
Hình 6:Trà atiso có công dụng hạ đường huyết

Đối với những người có tăng huyết áp , trà hoa Atiso không chỉ giúp giảm lượng cholesterol xấu mà còn cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể. Điều này khiến nó trở thành một phương pháp điều trị tự nhiên hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một biện pháp tự nhiên để kiểm soát tăng huyết áp, hãy chọn trà hoa Atiso trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Nước ép cà chua

Uống 1 cốc nước ép cà chua mỗi ngày giúp cải thiện huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu, đồng thời giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu của các người bị tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

 

Nước ép cà chua có công dụng hạ đường huyết
Hình 7:Nước ép cà chua có công dụng hạ đường huyết

Nước ép cà chua chứa hàm lượng lớn kali, vitamin và chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nên lưu ý không cho muối vào nước ép cà chua vì dễ gây tác dụng ngược.

>> Xem thêm: Các thói quen nên tránh khi tự hạ huyết áp tại nhà

Nước ép lựu

Nước ép lựu không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng, có thể giúp duy trì chỉ số huyết áp ở mức cân bằng. Nước ép lựu chứa nhiều hoạt chất có cách thức hoạt động như chất ức chế men chuyển (ACE), có khả năng ức chế enzyme trong cơ thể gọi là angiotensin. Khi enzyme này tích tụ quá nhiều, có thể gây co bóp mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.[2]

 

Nước ép lựu có công dụng hạ đường huyết
Hình 8:Nước ép lựu có công dụng hạ đường huyết

Với khả năng ức chế men chuyển, nước ép lựu đã trở thành một phần không thể thiếu trong menu hàng ngày của những người bị tăng huyết áp.

Nước ép cam hoặc chanh

Sở hữu hàm lượng vitamin C cao, nước cam và nước chanh không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn kiểm soát sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu thông máu trong mạch mà còn giúp giảm huyết áp hiệu quả. Có thể sử dụng 1 đến 3 ly nước ép cam hoặc chanh nguyên chất bổ sung vào thực đơn hàng ngày để hạ huyết áp nhanh chóng và ổn định.

 

Nước ép cam có công dụng hạ đường huyết
Hình 8:Nước ép cam có công dụng hạ đường huyết

Nước ép củ dền

Nước ép củ dền không chỉ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu và làm hạ huyết áp hiệu quả. Hàm lượng nitrit trong nước ép củ dền giúp thư giãn mô cơ và tăng cường lưu thông máu. Đặc biệt, nó chứa Folate và Kali, hai chất quan trọng giúp kiểm soát và ổn định huyết áp.

 

Nước ép củ dền có công dụng hạ đường huyết
Hình 9:Nước ép củ dền có công dụng hạ đường huyết

Mặc dù có thể ban đầu bạn sẽ gặp khó khăn với hương vị đặc trưng của củ dền, nhưng khi sử dụng lâu dài, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả bất ngờ của nước này. Đây luôn là một trong những phương án phổ biến cho việc giảm huyết áp an toàn và hiệu quả.

Nước lọc

Nước lọc không chỉ là một loại nước uống đơn giản mà còn có khả năng hỗ trợ trong việc hạ đường huyết hiệu quả. Việc duy trì cơ thể luôn được cung cấp đủ nước là rất quan trọng, không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.[3]

 

Nước lọc có công dụng hạ đường huyết
Hình 10:Nước lọc có công dụng hạ đường huyết

Khi thiếu nước, cơ thể có thể gặp vấn đề về lưu thông máu và dẫn tới tăng huyết áp ( Việc uống đủ nước hàng ngày trở thành một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe. Hãy nhớ uống ít nhất 2 lít (8 cốc) nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt và kiểm soát đường huyết ổn định và an toàn. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng hoặc báo thức để nhắc nhở bản thân duy trì thói quen uống nước hàng ngày này.

Sữa chua không đường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, canxi trong sữa góp phần giúp hạ huyết áp an toàn và hiệu quả. Khả năng hấp thụ canxi càng cao, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp do thiếu canxi càng giảm.

 

Sữa chua có công dụng hạ đường huyết
Hình 11:Sữa chua có công dụng hạ đường huyết

Không nên quên rằng, canxi đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc điều chỉnh áp lực máu vậy nên đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp , chọn lọc các loại sữa chua có hàm lượng chất béo dễ hòa tan cao và chứa lượng canxi phù hợp với cơ thể sẽ tốt hơn các loại sữa chua nguyên chất. 

Hãy dùng 3 hũ (cốc) sữa chua không đường hoặc ít béo. Đồng thời, bổ sung các loại thực phẩm từ sữa ít béo vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì tình trạng huyết áp ổn định với tình trạng của cơ thể.

Tóm lại, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong kiểm soát huyết áp. Việc kết hợp những loại nước như nước ép củ dền, nước chanh, nước cốt cần tây hoặc các loại nước thảo mộc khác vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cao huyết áp. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn để điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn

>> Xem thêm: Chế độ ăn Keto trong đái tháo đường tuýp 2

 

Tài liệu tham khảo:

1. Understanding Blood Pressure Readings: https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/understanding-blood-pressure-readings (Ngày truy cập: 22/04/2024)

2. Central Blood Pressure as an Index of Antihypertensive Control: Determinants and Potential Value: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0828282X14001482 (Ngày truy cập: 22/04/2024)

3. Importance of smooth and sustained blood pressure control in preventing cardiovascular morbidity and mortality: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11683474/ (Ngày truy cập: 22/04/2024)

Copyrights © 2024 Không Một Mình - Sẻ chia lo âu, vững tâm vui sống. All rights reserved.