Kiểm soát huyết áp tại nhà: Các phương pháp và hướng dẫn đo huyết áp
Thông tin được bảo trợ bởi Hội Tim Mạch Việt Nam
Kiểm soát huyết áp tại nhà giúp bệnh nhân tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm và giúp phát hiện để điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây, 01minh sẽ giới thiệu các phương pháp đo huyết áp phổ biến, hướng dẫn cách đo hiệu quả cho bệnh nhân.
1. Các phương pháp đo đường huyết phổ biến
Đo đường huyết theo phương pháp truyền thống tại nhà
Máy đo đường huyết đa dạng về mẫu mã, tốc độ xử lý, kích thước, giá cả và các tính năng hỗ trợ (nếu bạn có vấn đề về thị lực). Kết quả sẽ được hiển thị trong vòng 15 giây và được lưu lại ở thiết bị.
- Ưu điểm: Nhỏ gọn, tiện lợi, cho kết quả nhanh chóng, phù hợp với người lớn tuổi khi sử dụng tại nhà. Có sẵn rộng rãi ở các nhà thuốc và bệnh viện với giá hợp lý. Một vài thiết bị có thể tính đường huyết trung bình trong một khoảng thời gian, hoặc cung cấp phần mềm để xử lý kết quả và hiển thị dưới dạng các biểu đồ.
- Nhược điểm: Gây đau, cản trở khi phải thử liên tục nhiều lần.
Đo đường huyết trên các bộ phận khác
Một vài thiết bị cho phép đo đường huyết ở bắp tay, cánh tay, bàn tay và đùi.
- Ưu điểm: Không gây đau
- Nhược điểm: Kết quả có thể khác so với khi đo ở đầu ngón tay. Kết quả đo ở đầu ngón tay cho thấy nhiều sự thay đổi hơn, đặc biệt sau khi ăn hoặc vận động. Nếu bạn có triệu chứng hạ đường huyết, không nên dựa vào kết quả đo của phương pháp này.
Hệ thống kiểm soát đường huyết liên tục
Bệnh nhân cấy một cảm biến nhỏ vào dưới da, đi kèm với miếng dán để giữ cảm biến cố định. Cảm biến sẽ đo đường huyết và gửi tín hiệu đến thiết bị nhận ở ngoài để hiển thị kết quả.
- Ưu điểm: Tiện lợi với bệnh nhân đái tháo đường type 1 vì tích hợp với bơm insulin giúp kiểm soát đường huyết. Chỉ số đường huyết được đo liên tục và có cảnh báo nếu vượt quá giới hạn cho phép.
- Nhược điểm: Phương pháp này thường cho kết quả thấp hơn so với phương pháp truyền thống, đặc biệt ở trường hợp đường huyết tăng nhanh. Kết quả thường kém chính xác khi đường huyết thấp (< 70 mg/dL hoặc 3.9 mmol/L). Giá thành cao và thường không được chi trả bởi BHYT.
>> Xem thêm: Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ: Quy trình, tầm quan trọng và thời điểm cần xét nghiệm
2. Các bước đo chỉ số đường huyết tại nhà
Phương pháp đo đường huyết phổ biến nhất là phương pháp truyền thống tại nhà, theo phương pháp đo đường huyết mao mạch. Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
- Rửa tay bằng nước ấm và lau khô trước khi đo.
- Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng.
- Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da của bạn (mỏng, bình thường, dày).
- Lắp que thử vào máy đo glucose máu. Bạn cần lưu ý nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động đến các que khác.
- Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về. Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ và ngón tay của bạn.
- Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên đúng phần que thử trên máy đo.
- Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu và đợi vài giây cho máy hiển thị kết quả.
Hướng dẫn kiểm soát đường huyết tại nhà bằng cách đo
3. Tuân thủ việc kiểm tra đường huyết tại nhà
Một số cách giúp bạn tuân thủ việc kiểm soát đường huyết tại nhà:
- Chọn máy đo đường huyết dễ sử dụng, phù hợp với lối sống, vì bạn cần kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày hoặc trong tuần
- Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ cách sử dụng
- Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng cũng như trang web của công ty sản xuất, bạn sẽ tìm được nhiều thông tin bổ sung hữu ích.
Kiểm tra huyết áp tại nhà có nhiều phương pháp đơn giản đã được 01minh gợi ý ở trên. Hy vọng bệnh nhân đã có cái nhìn tổng thể để tự đo huyết áp tại nhà. Nếu nhận thấy chỉ số huyết áp bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
>> Xem thêm: Thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ
VNM/NONCMCGM/0318/0005
- Hướng dẫn chăm sóc bàn chân đái tháo đường cho bệnh nhân
- Những bệnh lý thường gặp và cách chăm sóc mắt cho người đái tháo đường
- Tập thể dục cho người đái tháo đường: Lợi ích, cường độ và cách tập
- Trầm cảm và đái tháo đường
- Bệnh thận đái tháo đường: Biến chứng nguy hiểm cần phòng ngừa
- Tiền đái tháo đường: Tỷ lệ mắc bệnh và 5 yếu tố nguy cơ gây bệnh
- Sức khỏe tình dục ở người đái tháo đường: Sự ảnh hưởng và cải thiện
- Tự theo dõi đường huyết tại nhà: Tầm quan trọng và cách sử dụng
- Thành phần dinh dưỡng bữa ăn cho bệnh nhân đái tháo đường
- [Video] Người thừa cân, béo phì khi nào cần tầm soát tiền ĐTĐ - BS CKII Từ Thị Kim Thanh
- [Video] Chế độ ăn cho người đái tháo đường - BS CKII Ngô Thế Phi
- Tiểu ra đường có phải là đái tháo đường? Nguyên nhân và cách nhận biết
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp