Bệnh bướu giáp đơn thuần
Thông tin được bảo trợ bởi Hội Tim Mạch Việt Nam
Bệnh bướu giáp đơn thuần là gì?
Bướu giáp đơn thuần là bệnh lý gây ra do sự tăng kích thước của tuyến giáp. Bướu giáp đơn thuần có thể là bướu lan tỏa hoặc bướu nhân tuyến giáp. Bệnh không có bất thường trong sản xuất hormone của tuyến giáp do đó ít ảnh hưởng đến tình trạng chung của cơ thể.
Bướu giáp lan tỏa thường gặp ở nữ tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên, phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Bướu giáp nhân thường gặp ở lứa tuổi cao hơn nhóm bướu giáp lan tỏa.
Bệnh thường được phát hiện tình cờ qua thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm kiểm tra tuyến giáp.
Bướu giáp đơn thuần là bệnh lý gây ra do sự tăng kích thước của tuyến giáp
Nguyên nhân bướu giáp đơn thuần
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu hụt iod trong chế độ ăn, uống kết hợp với yếu tố di truyền.
Nguyên nhân khác gồm: một số thức ăn, thuốc và các chất có thể gây bướu giáp.
Triệu chứng bướu giáp đơn thuần
Hầu hết bướu giáp đơn thuần không có triệu chứng gì đặc biệt, không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân
Tuyến giáp to đều cả 2 thùy hoặc khám thấy có khối khu trú tại tuyến giáp.
Một số trường hợp bướu giáp to có thể gây khó nuốt, khó thở do chèn ép thực quản, khí quản.
Hầu hết các bướu giáp nhân là lành tính, nhưng có một tỷ lệ nhất định là ác tính (khoảng 4 – 6,5%).
Người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp và bản chất của nhân giáp để quyết định việc điều trị.
>> Xem thêm: Ung thư tuyến giáp, nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng
VNM/NONE/0619/0041
- Các thể ung thư tuyến giáp: cách nhận biết và điều trị
- 5 cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp đơn giản mà bạn cần lưu ý
- Rối loạn tuyến giáp trong thai kỳ là gì? Cường giáp và suy giáp thai kỳ
- 8 nguyên nhân gây suy giáp phổ biến mà bệnh nhân cần phòng ngừa
- Chẩn đoán suy giáp
- Triệu chứng lâm sàng của suy giáp
- Biến chứng của cường giáp và nguy cơ của cường giáp không điều trị
- Suy giáp - kẻ bắt chước vĩ đại
- Ai thuộc đối tượng mắc suy giáp? Nhận biết mắc suy giáp kịp thời
- Bệnh tuyến giáp và khả năng sinh sản
- Thuốc thay thế hormone giáp: Nguyên do thuốc không tác dụng tối ưu
- Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tuyến giáp: Những điểm cần lưu ý