Giải đáp thắc mắc: Bệnh suy giáp sống được bao lâu và chữa khỏi được không?
Bệnh suy giáp là một căn bệnh phổ biến ảnh hưởng đến tuyến giáp, khiến cơ thể sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh này có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Câu hỏi thường gặp nhất của người bệnh là: "Bệnh cường giáp sống được bao lâu và chữa khỏi được không?" Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc đó, giúp bạn hiểu rõ hơn và có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
1. Bệnh suy giáp sống được bao lâu?
Bệnh suy giáp (hypothyroidism) là tình trạng mà tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đây là căn bệnh mãn tính phát triển chậm.
Thời gian sống của người mắc bệnh này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị. [2] Mặc dù bệnh suy giáp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nếu được điều trị đúng cách, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện và có kết quả tốt.
Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực. Nếu có bất kỳ vấn đề gì hãy thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Thời gian sống người bệnh suy giáp phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách điều trị
2. Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Bệnh suy giáp thường không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể được kiểm soát hiệu quả thông qua điều trị. [2] Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng hormone thay thế để bù đắp cho lượng hormone tuyến giáp bị thiếu hụt. Khi được điều trị đúng cách, người bệnh có thể sống một cuộc sống bình thường, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của suy giáp. [1]
Quan trọng là người bệnh cần tuân thủ đúng liều thuốc và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo mức hormone trong cơ thể luôn ổn định. [1]
Bệnh suy giáp thường không thể chữa khỏi nhưng được kiểm soát hiệu hiệu quả
3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc suy giáp?
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp bao gồm: [3]
- Phụ nữ: Phụ nữ, đặc biệt là những người trên 60 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh suy giáp cao hơn nam giới.
- Người cao tuổi: Nguy cơ suy giáp tăng lên khi tuổi tác tăng là một vấn đề sức khỏe đáng chú ý, đặc biệt đối với người cao tuổi. Theo nhiều nghiên cứu, tuyến giáp có xu hướng hoạt động kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Các tế bào tuyến giáp có thể bị thoái hóa hoặc tổn thương, dẫn đến sự suy giảm khả năng sản xuất hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3).Gây ra hiện tượng suy giáp với các triệu chứng như mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân, da khô và nhạy cảm với lạnh.
- Có tiền sử gia đình bị bệnh tuyến giáp: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp, nguy cơ mắc suy giáp sẽ cao hơn người bình thường.
- Người bị bệnh tự miễn: Người bị các bệnh tự miễn như bệnh Basedow, bệnh lupus hoặc viêm khớp dạng thấp thường có nguy cơ cao mắc suy giáp.
- Từng điều trị bằng phóng xạ hoặc hóa trị: Người đã từng điều trị bằng phóng xạ ở vùng cổ hoặc hóa trị liệu rất dễ bị suy giáp.
- Người từng phẫu thuật tuyến giáp: Những người đã từng phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp.
- Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh: Trong quá trình thai kỳ sẽ có nhiều sự thay đổi về nội tiết, hormone và sau sinh có thể ảnh hưởng nhiều đến chức năng tuyến giáp.
- Người thiếu i-ốt: Thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn uống có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là suy giáp. I-ốt là chất cho tuyến giáp sản xuất hormone, cụ thể là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3).
- Người sử dụng thuốc điều trị bệnh: Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần, có thể tăng nguy cơ phát triển suy giáp.
- Người mắc hội chứng Down, hội chứng Turner: Các hội chứng này có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
Phụ nữ trên 60 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy giáp cao hơn nam giới
4. Phương pháp phòng ngừa bệnh suy giáp
Phòng ngừa bệnh suy giáp có thể được thực hiện thông qua các biện pháp sau: [2]
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe chức năng của tuyến giáp:
- Cung cấp đủ i-ốt: i-ốt là thành phần cần thiết để sản xuất các hormone tuyến giáp. Để đảm bảo cung cấp đủ i-ốt, nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày các nguồn giàu i-ốt như cá biển (cá hồi, cá thu), tôm, rong biển và các sản phẩm từ sữa.
- Bổ sung selen và kẽm: Selen và kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng tuyến giáp. Các nguồn thực phẩm giàu selen như: Hạt điều, hạt bí, cá ngừ và trứng. Các thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, hạt ngũ cốc và lạc.
- Cân bằng chế độ ăn uống: Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng với đủ các nhóm thực phẩm (các loại rau, củ, quả, protein từ thịt, cá, đậu, đỗ) giúp cơ thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho chức năng tuyến giáp.
- Giảm tiêu thụ các chất gây ảnh hưởng đến tuyến giáp: Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất độc hại như bisphenol A (BPA) và các chất gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ i-ốt. Tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo, đường và tăng cường hoạt động thể chất.
Bổ sung nhiều rau, củ, trái cây phòng ngừa bệnh suy giáp hiệu quả
Luyện tập nhẹ nhàng
Luyện tập nhẹ nhàng là một phương pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh suy giáp. Hoạt động thể chất đều đặn giúp cơ thể duy trì cân bằng nội tiết tố và giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Các hoạt động đi bộ, đạp xe, yoga và bơi lội không chỉ cải thiện tuần hoàn máu, sức khỏe tim mạch mà còn giúp giảm căng thẳng. Đặc biệt, yoga làm giảm stress hiệu quả và có thể cân bằng hệ thống nội tiết, bao gồm tuyến giáp.
Việc duy trì một lối sống năng động và thường xuyên vận động cũng giúp cơ thể tiêu hao năng lượng hiệu quả, hỗ trợ trong việc kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Thường xuyên đạp xe vận động thể thao giúp phòng ngừa bệnh suy giáp
Thường xuyên thăm khám để theo dõi sức khỏe
Việc thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của tuyến giáp như tăng hoặc giảm hoạt động. Điều này giúp đề phòng và điều trị kịp thời các vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng hơn, kiểm soát được chức năng tuyến giáp và điều chỉnh liệu trình điều trị khi cần thiết.
Đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao như phụ nữ trung niên, người có tiền sử gia đình bệnh lý tuyến giáp, hoặc những người đã từng điều trị bệnh lý này, việc thăm khám định kỳ càng quan trọng hơn để bảo đảm sức khỏe toàn diện và tránh được những biến chứng không mong muốn.
Thường xuyên thăm khám theo dõi tình trạng sức khỏe của tuyến giáp
Tóm lại, bệnh suy giáp là một căn bệnh mãn tính, nhưng với sự điều trị và theo dõi thường xuyên, người bệnh có thể sống khỏe mạnh và bình thường như những người khác. Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi tình trạng bệnh.
Tài liệu tham khảo:
1. Hypothyroidism Prognosis: What to Expect
https://www.verywellhealth.com/hypothyroidism-prognosis-5271938#:~:text=Does%20Hypothyroidism%20Affect%20Life%20Expectancy,than%20hyperthyroidism%20(overactive%20thyroid) (Ngày truy cập: 14/6/2024)
2. Hypothyroidism
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12120-hypothyroidism#:~:text=Hypothyroidism%20can%20become%20a%20serious,Having%20trouble%20breathing. (Ngày truy cập: 14/6/2024)
3. Hypothyroidism
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/hypothyroidism (Ngày truy cập: 26/6/2024)
- Cường giáp khi mang thai: Căn bệnh nguy hiểm chớ xem thường
- 3 NGUYÊN NHÂN GÂY CƯỜNG GIÁP PHỔ BIẾN MÀ BẠN CẦN LƯU Ý
- 13 triệu chứng cường giáp cần lưu ý để có phương án điều trị kịp thời
- Phương pháp chẩn đoán cường giáp được sử dụng phổ biến
- Những bệnh lý nguy cơ dễ mắc phải khi không điều trị cường giáp
- Nguy cơ suy giáp không điều trị: Có những biến chứng nguy hiểm nào?
- Suy giáp: Triệu chứng, đối tượng mắc bệnh và chế độ dinh dưỡng
- Vai trò của iod đối với bệnh tuyến giáp
- Các loại bệnh tuyến giáp ở trẻ em: Nguyên nhân và dấu hiệu mắc bệnh
- Rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ
- Tìm hiểu Ung thư tuyến giáp, nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng
- Chi tiết về bệnh cường giáp: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và điều trị