Bướu giáp đa nhân: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Có tới 20% bệnh nhân mắc bệnh bướu giáp đa nhân bị ung thư tuyến giáp. Chính vì vậy, mỗi người cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng bướu cổ đa nhân để kịp thời phát hiện bệnh và có liệu trình điều trị phù hợp nhất.
1. Thế nào là bướu giáp đa nhân?
Tuyến giáp nằm ở cổ, là bộ phận tạo ra các hormone kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể. Khi tuyến giáp phì đại thì người bệnh sẽ bị bướu cổ. Bướu cổ đa nhân là một dạng bướu cổ, tuyến giáp phì đại và có các nốt sần riêng biệt. Có 10 đến 20% bệnh nhân bướu giáp đa nhân bị ung thư tuyến giáp nên người bệnh cần cẩn trọng với căn bệnh này. [1] [2]
Bướu giáp đa nhân là hiện tượng tuyến giáp phì đại và có các nốt sần riêng biệt
2. Nguyên nhân khiến mắc bệnh bướu giáp đa nhân
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ không xác định được nguyên nhân gây ra bệnh bướu giáp đa nhân. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường bao gồm: [2] [3]
- Thiếu iốt: Iốt là một khoáng chất có hàm lượng nhỏ trong chế độ ăn uống của con người. Tuyến giáp sử dụng iốt để sản xuất hormone, nếu không có đủ iốt, tuyến giáp không thể thực hiện các chức năng bình thường. Mỗi người cần nạp vào cơ thể lượng iốt cần thiết để giảm tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Di truyền: Những người có ba mẹ bị các bệnh liên quan đến tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Giới tính: Phụ nữ có khả năng phát triển các nốt sần và bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới.
- Tuổi tác: Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ phát triển các nốt tuyến giáp cao hơn người trẻ tuổi.
- Tiền sử bệnh tuyến giáp: Người từng bị bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh Graves có khả năng bị bệnh bướu cổ đa nhân. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, tuyến yên trong não sẽ tiết ra nhiều hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH dư thừa có thể khiến tuyến giáp to ra và tạo ra bướu cổ đa nhân.
Đa phần các trường hợp bướu giáp đa nhân bác sĩ không xác định được nguyên nhân gây bệnh
3. Dấu hiệu bệnh bướu giáp đa nhân
Bệnh bướu cổ đa nhân không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, thường được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra các triệu chứng như: [1] [2] [3]
- Rối loạn nhịp tim.
- Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
- Hay cảm thấy hồi hộp, lo lắng.
- Tay run.
- Đổ mồ hôi.
- Nhạy cảm với nhiệt độ.
- Cảm thấy khó thở, nuốt xuống khó khăn.
- Cảm giác như có thức ăn mắc kẹt ở cổ họng.
- Có cảm giác đầy ở cổ.
- Khàn tiếng, khó thở khi nằm.
- Khó ngủ.
- Hay cáu gắt.
- Khẩu vị thay đổi.
Bệnh nhân cảm thấy khó thở và nuốt xuống khó khăn
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh bướu giáp đa nhân
Người bệnh có thể chẩn đoán bướu giáp đa nhân qua các phương pháp sau: [1] [2] [3]
Siêu âm
Siêu âm là phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Thông qua phương pháp này, bác sĩ sẽ nắm được tình trạng các nốt sần, bao gồm:
- Kích thước nốt sần.
- Số lượng nốt sần.
- Tình trạng vôi hóa (cặn canxi).
- Kết cấu siêu âm (trông sáng hay tối như thế nào trên USG).
- Đường viền, hình dạng nốt sần.
- Nốt sần dạng rắn hay nang (chứa đầy chất lỏng).
Thử máu
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán các căn bệnh xung quanh tuyến giáp. Khi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) thấp, người bệnh có khả năng cao bị cường giáp. Khi TSH cao, người bệnh có thể bị suy giáp.
Sinh thiết
Phương pháp chuẩn nhất để xác định nhân tuyến giáp lành tính hay ung thư là sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ (FNAB). Trong xét nghiệm này, một cây kim nhỏ (giống như kim dùng để lấy máu) được đặt vào nốt sần bằng USG. Các tế bào được hút vào kim, bác sĩ sẽ quan sát tế bào dưới kính hiển vi để chẩn đoán bệnh.
Bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân nên tiến hành sinh thiết khi các nốt sần có kích thước trên 1cm. Trong trường hợp bệnh nhân có khả năng bị ung thư tuyến giáp thì bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết các nốt sần trên 0,5 cm. FNAB có thể đưa ra một trong 4 kết quả:
- Không chẩn đoán: Điều này có nghĩa là không có đủ tế bào để chẩn đoán, chiếm 5 đến 10% FNAB. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết lại. Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hoặc có tiền sử hai hoặc nhiều FNAB không chẩn đoán được thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật ngay.
- Lành tính: Điều này có nghĩa là có 97% khả năng nốt sần không phải là ung thư. Bệnh nhân có sinh thiết lành tính sẽ được theo dõi bằng siêu âm và khám thực thể 6 tháng sau đó. Bệnh nhân có khối u lành tính vẫn có khả năng phẫu thuật nếu khối u lớn, gây ra các triệu chứng hoặc mất thẩm mỹ.
- Ác tính: Điều này có nghĩa là có 97% khả năng nốt đó là ung thư, thường là ung thư tuyến giáp dạng nhú. Các bệnh nhân mắc ung thư FNAB sẽ được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc cắt bỏ một số hạch bạch huyết.
- Không xác định: Điều này có nghĩa là bác sĩ không xác định được các nốt sần có phải là ung thư hay không nhưng các tế bào có dấu hiệu bất thường. Lúc này, bác sĩ sẽ cắt bỏ một nửa hoặc toàn bộ tuyến giáp, theo dõi xem liệu các tế bào trong nhân có xâm lấn hay không.
Khám thực thể
Bác sĩ sẽ khám phần cổ xem toàn bộ tuyến giáp có to ra không và có bao nhiêu nốt sần. Nếu cảm thấy tuyến giáp bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các phương pháp chuyên sâu như siêu âm, xét nghiệm máu hay sinh thiết.
Bác sĩ tiến hành khám thực thể tuyến giáp
Xác định tiền sử bệnh
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị bướu giáp đa nhân, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe trước đây.
- Loại thuốc đang sử dụng.
- Tốc độ phát triển của tuyến giáp.
- Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp (tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư và tiền sử xạ trị ở cổ hoặc ngực).
- Tiền sử gia đình mắc bệnh bướu cổ, khàn giọng.
- Các triệu chứng của cường giáp.
5. Phương pháp điều trị bệnh bướu giáp đa nhân
Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp dựa trên kích thước, tốc độ phát triển, kết quả FNAB, nguy cơ ung thư, tính thẩm mỹ, cụ thể: [1] [2] [3]
Sử dụng thuốc kháng giáp
Nếu bướu cổ và các nốt có kích thước nhỏ thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh sử dụng thuốc nội tiết tố tuyến giáp. Thuốc sẽ điều chỉnh lượng hormone tuyến giáp về trạng thái bình thường.
Sử dụng iốt phóng xạ
Iốt phóng xạ là phương pháp điều trị có tác dụng thu nhỏ bướu cổ trong trường hợp cường giáp. Nó phá hủy một phần tuyến giáp, đưa mức độ sản xuất hormone tuyến giáp trở lại bình thường. Tuy nhiên, sau khi điều trị bằng phương pháp này một số bệnh nhân có thể bị suy giáp.
Phẫu thuật
Nếu bướu cổ lớn hoặc gây khó khăn khi thở, nuốt, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước của bướu cổ, số lượng nốt sần, khả năng ung thư và độc hại nốt sần để quyết định lượng tuyến giáp cắt bỏ. Phương pháp phẫu thuật ít khi được sử dụng để điều trị tuyến giáp. Khi bác sĩ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật thì chứng tỏ người bệnh không có sự lựa chọn nào khác.
Bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh
Bướu giáp đa nhân không có triệu chứng rõ rệt nên có thể bị nhiều người bỏ qua. Trên thực tế, có từ 10% đến 20% bệnh nhân bị bướu cổ đa nhân bị ung thư tuyến giáp nên không thể xem nhẹ căn bệnh này. Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh phát hiện ra bệnh sớm, tránh để lại các biến chứng xấu cho sức khỏe. Người bệnh nên tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ để hạn chế nguy hiểm xuống thấp nhất.
Nguồn tham khảo:
1. Columbia Thyroid Center: https://columbiasurgery.org/conditions-and-treatments/multinodular-goiter (Ngày truy cập: 24/06/2024).
2. Multinodular Goiter: What You Need to Know: https://www.healthline.com/health/multinodular-goiter#treatment Ngày truy cập: 24/06/2024).
3. What to know about multinodular goiter: https://www.medicalnewstoday.com/articles/321790#diagnosis Ngày truy cập: 24/06/2024).
- Bệnh cường giáp sống được bao lâu? Tiên lượng bệnh cường giáp
- U tuyến giáp lành tính có cần mổ không? Chi tiết về u giáp lành tính!
- Có thể bạn chưa biết: Da khô, tóc khô cũng là triệu chứng của suy giáp
- Suy giáp gây tăng cân: Nguyên nhân, mức độ và sự ảnh hưởng của bệnh
- Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giáp và mẹo hữu ích
- Tiên lượng ung thư giáp: Các yếu tố tiên lượng và phương pháp điều trị
- Các loại biến chứng suy giáp ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch
- 10 triệu chứng suy giáp thường gặp người bệnh cần lưu tâm
- Sự tương đồng giữa suy giáp và trầm cảm, lo âu
- Những lưu ý khi ăn chay dành cho bệnh nhân tuyến giáp? Ưu nhược điểm
- Rối loạn chức năng tuyến giáp: Thủ phạm gây hiếm muộn ở mỗi gia đình
- Các thể ung thư tuyến giáp: cách nhận biết và điều trị