ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, ĂN UỐNG VÀ VẬN ĐỘNG
Thông tin được bảo trợ bởi Hội Tim Mạch Việt Nam
Kiểm soát chế độ ăn
Để thu được nhiều năng lượng nhất từ các loại thực phẩm ăn vào và để cảm thấy mạnh khỏe nhất, bạn có thể cần phải áp dụng một chế độ ăn đặc biệt. Hãy tham vấn bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để lập một kế hoạch ăn uống tốt nhất cho bạn.
Bạn có thể cũng cần phải:
- Ăn ít đạm.
- Uống lượng nước vừa đủ, lượng nước uống tương đương với lượng nước tiểu thải ra trong 24 giờ cộng thêm 500 ml (đối với bệnh nhân không sốt, không thở nhanh)
- Hạn chế sử dụng muối.
- Ăn các thực phẩm có hàm lượng phospho và kali thấp.
Hãy vận động
- Luyện tập thể dục giúp cơ thể sử dụng glucose. Để có kết quả tốt nhất, cần phải:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bạn nên tập thể dục trong bao lâu một lần và bao nhiêu lần trong tuần.
- Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn các hoạt động nào sẽ giúp bạn cảm thấy sức khỏe
- tốt hơn.
- Ăn 1-2 giờ trước khi luyện tập thể dục.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc mắt cho người đái tháo đường
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ BỆNH TIM
Khi có bệnh đái tháo đường, bạn cần phải kiểm soát sức khỏe của mình. Điều này đặc biệt cần thiết khi bạn có bệnh tim hoặc nếu bạn đã từng có cơn đau tim. Bằng cách thay đổi một vài lối sống, bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim sau này.
Những việc bạn có thể làm được
Một số bước đơn giản sau có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm các nguy cơ mắc bệnh tim khác. Bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra các mục tiêu phù hợp.
Kiểm tra đường huyết là cách duy nhất để biết đường huyết có được kiểm soát tốt hay không. Bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm kiểm tra đường huyết theo đúng hướng dẫn.
Bác sĩ có thể kê các loại thuốc để giúp kiểm soát đường huyết, huyết áp, cholesterol, hay để giảm các nguy cơ bệnh tim khác. Hãy sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn uống đúng cách giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết, làm giảm nồng độ chất béo trong máu, giúp giảm cân, và hạ thấp mức huyết áp. Hạn chế lượng chất bột đường mỗi lần ăn. Ăn các thực phẩm ít chất béo và cholesterol. Giảm sử dụng muối nếu bạn có tăng huyết áp. Ăn nhiều chất xơ hơn, kể cả rau quả và ngũ cốc nguyên hạt.
Tích cực vận động có thể giúp bạn giảm trọng lượng, tăng cường hoạt động của tim và hạ thấp lượng mỡ trong máu. Hãy bắt đầu từ từ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tăng cường hoạt động thể lực theo thời gian mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giảm stress cũng có thể giúp bạn hạ thấp mức đường huyết và huyết áp. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn các cách giảm stress.
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ BỆNH NHA CHU
Khi mắc bệnh đái tháo đường bạn đã có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao hơn (nhiễm trùng nướu và mô quanh răng). Bệnh nha chu có thể nặng hơn và khó chữa hơn. Ngăn ngừa và kiểm soát bệnh nha chu đòi hỏi một quá trình chăm sóc và theo dõi liên tục.
Ngăn ngừa
Theo sát các hướng dẫn dưới đây để ngăn ngừa bệnh lý nha chu.
Vệ sinh răng miệng tốt. Chải răng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải hay chỉ nha khoa. Đồng thời phải làm vệ sinh cả lưỡi. Hãy tham vấn nha sĩ để được hướng dẫn làm vệ sinh răng miệng.
Khám nha sĩ thường xuyên. Nên khám răng và cạo vôi răng cho bạn mỗi 3-4 tháng một lần, tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh nha chu.
Kiểm soát mức đường huyết. Giữ đường huyết ở mức cho phép sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường. Làm như vậy cũng sẽ giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng và hạn chế thấp nhất mức độ nặng của bệnh nha chu.
Điều trị
Nếu bạn bị bệnh nha chu, nha sĩ có thể hướng dẫn bạn một trong các điều trị dưới đây:
Cạo vôi răng: Kỹ thuật này loại bỏ các mảng bám bựa răng và cao răng ra khỏi răng, phía trên và phía dưới lợi. Cạo vôi răng cũng giúp kiểm soát các bệnh ở nướu và xương.
Kháng sinh: Kháng sinh là các thuốc tiêu diệt vi khuẩn. Bạn có thể được kê toa kháng sinh dạng viên để uống hay kháng sinh bôi tại chỗ.
Phẫu thuật nướu: Phẫu thuật nướu là một cách để loại bỏ tất cả các mảng bựa răng hay cao răng bám sâu. Có thể sử dụng cách điều trị này ở các trường hợp nhiễm trùng tiến triển và những trường hợp không đáp ứng với các điều trị khác.
>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết và nồng độ đường huyết
VNM/NONCMCGM/0719/0061
- Thay đổi lối sống lành mạnh - Nền tảng trong điều trị đái tháo đường!
- Người mắc bệnh đái tháo đường uống mật ong được không?
- Chăm sóng người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn cuối đời
- Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân đái tháo đường
- Bệnh đái tháo đường có lây không và làm thế nào để phòng ngừa?
- Thức khuya đái tháo đường: Hệ lụy tiềm ẩn nguy hiểm chớ nên xem thường
- Bệnh võng mạc đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
- Mức đường huyết của người trên 60 tuổi ổn định ở mức bao nhiêu?
- Mối tương quan giữa béo phì và đái tháo đường
- Người mắc đái tháo đường uống nước dừa được không? Cần lưu ý gì?
- Người bệnh đái tháo đường bị ngứa da: Biến chứng nguy hiểm cần lưu ý
- Bàn chân đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp