Tăng huyết áp và giấc ngủ: Mức độ ảnh hưởng, biến chứng và phòng ngừa
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ kém chất lượng không chỉ làm tăng nguy cơ tiến triển tăng huyết áp mà còn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, ngưng thở khi ngủ và mất ngủ. Hiểu rõ mối quan hệ này và áp dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa tăng huyết áp. Cùng 01minh tìm hiểu chi tiết về mối tương quan giữa tăng huyết áp và giấc ngủ qua bài viết dưới đây.
1. Tăng huyết áp và giấc ngủ ảnh hưởng đến nhau ra sao?
Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone căng thẳng chẳng hạn như cortisol. Cortisol làm tăng nhịp tim và co thắt mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp tạm thời. Ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thở của bạn, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến tăng huyết áp. Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. [1]
2. Những biến chứng thường gặp với giấc ngủ khi tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng liên quan đến giấc ngủ, dưới đây là những biến chứng thường gặp: [2] [3] [4]
2.1. Mất ngủ
Đây là biến chứng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 40% người bị tăng huyết áp. Huyết áp cao làm cho não khó thư giãn vào ban đêm, gây ra khó ngủ. Thuốc điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây tác dụng phụ là mất ngủ. Triệu chứng bao gồm: Khó ngủ, trằn trọc, thức giấc nhiều lần trong đêm, ngủ không sâu giấc và mệt mỏi vào ban ngày
2.2. Rối loạn giấc ngủ
Tăng huyết áp làm tổn thương các dây thần kinh chi phối giấc ngủ, dẫn đến các vấn đề như: [3]
- Hội chứng chân không yên: cảm giác khó chịu ở chân khiến bạn muốn di chuyển liên tục, đặc biệt vào ban đêm.
- Rối loạn giấc ngủ do đau: khiến bạn khó ngủ và ngủ không ngon giấc.
- Ngưng thở khi ngủ: là tình trạng mà hơi thở bị ngừng lại trong thời gian ngắn khi ngủ, gây ra tiếng ngáy to và làm gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng này gặp ở khoảng 50% người bị tăng huyết áp.
2.3. Căng thẳng
Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như adrenaline và cortisol. Những hormone này khiến tim đập nhanh hơn, co bóp mạnh hơn và làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến tăng huyết áp tạm thời.
2.4. Tăng nguy cơ đột quỵ
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Khi huyết áp cao, lực tác động lên thành mạch máu tăng lên, khiến các mạch máu dễ bị tổn thương.
Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu não. Cục máu đông này có thể di chuyển đến não và gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
3. Phương pháp cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân bị tăng huyết áp
Tăng huyết áp và giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng huyết áp, và tăng huyết áp cũng có thể khiến khó ngủ và ngủ không ngon giấc. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau: [5]
3.1. Giảm cân và kiểm soát vòng eo
Tăng cân có thể gây tăng huyết áp và rối loạn nhịp thở khi ngủ. Cố gắng giảm cân, ngay cả khi 0,01 kg mỗi tuần. Đàn ông nên duy trì vòng eo dưới 102cm và phụ nữ dưới 89cm. [5]
3.2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn có thể giúp giảm huyết áp hiệu quả . Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày với các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ.
3.3. Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo. Nên bổ sung kali từ thực phẩm tự nhiên như trái cây và rau quả. Một vài chế độ ăn bạn có thể áp dụng là chế độ ăn DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải.
Ngoài ra, trong lịch sinh hoạt hằng ngày bạn cũng nên tuân thủ một số lời khuyên sau để cải thiện tình trạng tăng huyết áp và mất ngủ: [5]
- Giảm muối: hạn chế lượng natri ở mức 2.300 mg/ngày hoặc ít hơn, lý tưởng là dưới 1.500 mg/ngày.
- Chỉ nên uống dưới một ly rượu mỗi ngày đối với phụ nữ và dưới hai ly rượu mỗi ngày đối với nam giới.
- Bỏ thuốc giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có thể làm tăng huyết áp. Duy trì lịch ngủ đều đặn và tạo môi trường ngủ thoải mái để cải thiện giấc ngủ.
- Xác định nguyên nhân gây căng thẳng và tìm cách giảm bớt, như lập kế hoạch, tránh những tác nhân gây căng thẳng và dành thời gian để thư giãn.
- Theo dõi huyết áp tại nhà và thường xuyên thăm khám bác sĩ để đảm bảo kiểm soát tốt huyết áp.
Để quản lý hiệu quả tăng huyết áp và cải thiện giấc ngủ, người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ các phương pháp điều trị được khuyến cáo và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe với sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế. Nhận thức rõ ràng về mối liên hệ này và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp có thể giúp người bệnh sống khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng.
Nguồn tham khảo:
1. Is it true that sleep deprivation can cause high blood pressure?: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/expert-answers/sleep-deprivation/faq-20057959#:~:text=The%20less%20you%20sleep%2C%20the,make%20your%20blood%20pressure%20worse. (Ngày truy cập: 9/7/2024)
2. Sleep Struggles Link to Elevated Risk of Hypertension: https://neurosciencenews.com/insomnia-hypertension-sleep-24902/ (Ngày truy cập: 9/7/2024)
3. Sleep Problems and Pulmonary Hypertension: https://www.myphteam.com/resources/sleep-problems-and-pulmonary-hypertension (Ngày truy cập: 9/7/2024)
4. Stress and high blood pressure: What's the connection?: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/stress-and-high-blood-pressure/art-20044190 (Ngày truy cập: 11/7/2024)
5. 10 ways to control high blood pressure without medication: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20046974(Ngày truy cập: 9/7/2024)
- Các ứng dụng di động theo dõi sức khoẻ cho người tăng huyết áp
- Công thức nấu ăn cho người tăng huyết áp: Thực đơn 7 ngày
- 4 tác động của tăng huyết áp đến sức khỏe tinh thần cần lưu ý
- Tình dục và tăng huyết áp có mối liên quan và mức độ ảnh hưởng ra sao?
- Giải pháp quản lý tăng huyết áp tại nơi làm việc đơn giản và hiệu quả
- Chi tiết về huyết áp kẹt: Mức độ nguy hiểm và hướng dẫn phòng ngừa
- Người huyết áp cao nên ăn gì và kiêng gì? Lối sống hiện đại ảnh hưởng tới tăng huyết áp như thế nào?
- Hiểu rõ chỉ số huyết áp và nguyên nhân tăng huyết áp ở giới trẻ
- Kiểm soát chỉ số huyết áp và tần số tim tại nhà với 10 cách đơn giản
- Tần số tim là gì? Chỉ số tần số tim bao nhiêu là bình thường?
- 7 cách quản lý huyết áp tại nhà có thể bạn chưa biết
- 8 loại thuốc hạ huyết áp được chỉ định trong điều trị phổ biến
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp