Bệnh cường giáp sống được bao lâu? Tiên lượng bệnh cường giáp

Banner Banner
Banner

Bệnh cường giáp sống được bao lâu? Tiên lượng bệnh cường giáp

Cường giáp là một căn bệnh rối loạn tuyến giáp gây ra bởi hoạt động quá mức của tuyến giáp. Vậy bệnh cường giáp sống được bao lâu?. Câu trả lời không đơn giản, bởi tuổi thọ của người mắc cường giáp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị và lối sống của người bệnh. Bài viết này sẽ tìm hiểu sâu hơn về tiên lượng của bệnh cường giáp, giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và cách quản lý để sống một cuộc sống khỏe mạnh và trọn vẹn.

1. Bệnh cường giáp sống được bao lâu và ảnh hưởng đến tuổi thọ ra sao?

Bệnh cường giáp nếu không được chẩn đoán kịp thời, có thể gây ra nhiều triệu chứng như tăng tiết mồ hôi, không chịu được nóng, run tay, lo lắng, nhịp tim nhanh, sụt cân và mệt mỏi. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị như thuốc kháng giáp, thuốc điều trị nhịp tim nhanh và chế độ ăn uống hợp lý, tỷ lệ khỏi bệnh có thể lên đến 70% sau 1-2 năm. [1]

Người bệnh nên thăm khám bác sĩ theo định kỳ 3 tháng trong năm đầu tiên sau khi ngưng điều trị để kiểm soát nguy cơ tái phát phát. Nếu tái phát thì nên được tiếp tục điều trị theo các phương pháp mà được bác sĩ yêu cầu. Việc điều trị và theo dõi đúng cách giúp người bệnh có thể sống bình thường mà không ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ.

Nếu người bệnh phát hiện sớm và được điều trị đúng cách thì căn bệnh này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ. Tuy nhiên nếu không được điều trị hoặc phương pháp điều trị không hiệu quả có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim, loãng xương ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ và sức khỏe tổng thể.

Bệnh cường giáp sống được bao lâu?

Bệnh cường giáp sống được bao lâu?

2. Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Bệnh cường giáp, một căn bệnh nội tiết thường gặp (chiếm khoảng 10% người dân), đi kèm với nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cường giáp không phải là căn bệnh nan y mà hoàn toàn có thể kiểm soát hiệu quả và giúp người bệnh trở có sức khỏe lại bình thường.Hiện nay, y học đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc điều trị cường giáp, mang đến nhiều lựa chọn phù hợp với từng trường hợp: [2]

  • Thuốc kháng giáp: Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất, với hiệu quả nhanh chóng và ít tác dụng phụ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp: Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc có nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp giúp loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp, từ đó kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn đến một số biến chứng như hạ canxi máu, ảnh hưởng đến giọng nói, hoặc cần phải bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời.
  • Điều trị bằng iốt phóng xạ: Phương pháp này sử dụng iốt phóng xạ để tiêu diệt tế bào tuyến giáp, giúp giảm hoạt động của tuyến giáp. Điều trị bằng iốt phóng xạ thường được sử dụng cho những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Phương pháp này thường hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô mắt, khô miệng, và suy giáp.

Sau khi điều trị, người bệnh cần theo dõi thường xuyên để kiểm tra mức độ hormone tuyến giáp và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần.

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có thể chữa khỏi bệnh cường giáp

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có thể chữa khỏi bệnh cường giáp

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh. Điều này bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế sử dụng muối, thực phẩm giàu iốt, đồ ăn chế biến sẵn và đồ uống có ga.
  • Tập luyện thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao sức đề kháng và giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh cường giáp. Người bệnh nên tìm cách giải tỏa căng thẳng bằng những hoạt động thư giãn như yoga, thiền định, nghe nhạc,...
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi năng lượng, tăng cường sức đề kháng và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tình trạng bệnh cường giáp

Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tình trạng bệnh cường giáp

3. Mất bao lâu để điều trị bệnh cường giáp

Nếu bạn gặp các triệu chứng sức khỏe bất thường, hãy đi khám bác sĩ ngay. Bệnh cường giáp tiềm ẩn nhiều nguy cơ và không dễ chữa khỏi hoàn toàn. Thời gian điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: [2]

  • Mức độ nghiêm trọng: Bệnh nhẹ có thể kiểm soát trong vài tuần hoặc vài tháng, trong khi bệnh nặng cần nhiều thời gian hơn.
  • Phương pháp điều trị: Thuốc kháng giáp cần vài tuần đến vài tháng để kiểm soát bệnh. Phẫu thuật hoặc iốt phóng xạ có thể mang lại kết quả nhanh hơn.
  • Sự hợp tác của bệnh nhân: Tuân thủ phác đồ điều trị, tái khám định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh giúp rút ngắn thời gian điều trị và đạt hiệu quả tốt hơn.

Thông thường, thời gian điều trị bằng thuốc kéo dài từ 18 đến 24 tháng. Phụ nữ mang thai có nguy cơ tái phát cao hơn và cần được theo dõi cẩn thận. Thời gian điều trị cụ thể tùy thuộc vào từng bệnh nhân và phản ứng của cơ thể với phương pháp điều trị. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Thời gian điều trị bệnh cường giáp phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Thời gian điều trị bệnh cường giáp phụ thuộc vào nhiều yếu tố 

Vậy bệnh cường giáp sống được bao lâu? Tóm lại, bệnh cường giáp không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Với sự hỗ trợ của y học hiện đại và sự hợp tác tích cực của người bệnh, cường giáp có thể được kiểm soát hiệu quả, giúp người bệnh sống một cuộc sống khỏe mạnh và trọn vẹn. Hãy nhớ rằng, bệnh cường giáp không phải là kết thúc, mà là một thử thách mới trên hành trình chinh phục sức khỏe.  

 

Tài liệu tham khảo:

1. Hyperthyroidism: Life expectancy and prognosis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/hyperthyroidism-life-expectancy#life-expectancy ( Ngày truy cập 8/6/2024) 

2. Can Hyperthyroidism Be Cured? https://www.healthline.com/health/can-hyperthyroidism-be-cured  ( Ngày truy cập 8/6/2024)

Copyrights © 2024 Không Một Mình - Sẻ chia lo âu, vững tâm vui sống. All rights reserved.