Những điều cần biết về bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú là một trong những loại ung thư hiếm gặp nhưng lại có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị thì bạn cần tìm hiểu về những thông tin cơ bản. Hãy cùng nhau tìm hiểu và khám về bệnh u thư biểu mô tuyến giáp thể nhú qua bài viết dưới đây.
1. Thế nào là ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú?
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú (PTC) là một loại ung thư phát triển từ tế bào trong tuyến giáp. Biểu mô tuyến giáp thể nhú là một phần của tuyến giáp và thường nằm ở phần trên của cổ. Thường xuất hiện dưới dạng một khối u hoặc u nhân trong tuyến giáp, thường không gây ra các vấn đề chức năng tuyến giáp. Khoảng 10% người bị bệnh có thể phát hiện dấu hiệu hạch cổ khi mới chẩn đoán. Đối với những người dưới 55 tuổi, thường có hướng điều trị tích cực. Ở trẻ em, thường thấy nhân giáp phát triển lớn và bị lan rộng sang các hạch cổ xảy ra sớm. [2]
2. Dịch tễ học ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú là một loại u ác tính phổ biến nhất trong các khối u tuyến giáp. Chiếm khoảng 80% các trường hợp bị ung thư tuyến giáp ác tính.
Khoảng 15 - 20 năm gần đây, số lượng các trường hợp bị mắc bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp thể u nhú đã tăng lên cao do việc phát hiện các khối u nhỏ hơn thông qua các phương pháp siêu âm, chụp cắt lớp vi tính. Tuy nhiên thì các khối u này có nguy cơ bệnh lý thấp.
Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, bao gồm đối tượng trẻ em, thanh niên nhưng thường xuất hiện nhiều nhất ở nhóm độ tuổi 20 - 74. Nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới với tỷ lệ khoảng 3:1. [2]
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú loại u ác tính phổ biến
3. Nguyên nhân dẫn đến ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Nguyên nhân dẫn đến ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú không được biểu hiện rõ, nhưng có một số yếu tố đã được chứng minh có nguy cơ dẫn đến bệnh này:
Yếu tố di truyền là nguyên nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú hàng đầu
Có một số tình trạng di truyền có liên quan đến ung thư tuyến giáp thể nhú như bệnh đa polyp tuyến gia đình, hội chứng Gardner, hội chứng Werner và phức hợp Carney loại I. [1]
Hội chứng Werner: Hội chứng Werner, còn được gọi là hội chứng lão hóa sớm, là một bệnh di truyền hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Bị gây ra bởi một biến thể gen di truyền và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và sự duy trì của các tế bào trong cơ thể, dẫn đến một loạt các biểu hiện lão hóa sớm và các vấn đề sức khỏe liên quan. [1]
Người mắc hội chứng Werner thường có dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm, bao gồm da xỉn màu, da thô ráp, rối loạn thị lực, và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch và ung thư. Họ cũng có thể bị các vấn đề về sức khỏe khác như suy giảm sức khỏe cơ thể, đặc biệt là ở hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch.
Lão hóa sớm có thể là dấu hiệu của hội chứng Werner
Bệnh đa polyp tuyến gia đình: Bệnh đa polyp tuyến gia đình là một tình trạng di truyền mà người bệnh phát triển nhiều polyp tuyến giáp ở trong đường ruột. [1] Các polyp là những phần mô nhỏ thường xuất hiện trên bề mặt của niêm mạc đường ruột và có thể trở thành ung thư nếu không được loại bỏ.
Đa polyp tuyến gia đình có thể là dấu hiệu của một hội chứng di truyền như bệnh lý polyp đường ruột gia đình (Familial Adenomatous Polyposis - FAP) hoặc bệnh Lynch (Hereditary Nonpolyposis Colorectal Cancer - HNPCC), cả hai đều có nguy cơ cao mắc ung thư đường ruột. Việc theo dõi và can thiệp sớm rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của polyp thành ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hội chứng Gardner: Hội chứng Gardner là một hội chứng di truyền hiếm gặp, liên quan đến một số biến thể gen di truyền ( APC).[1] Đặc điểm chính của hội chứng này là sự xuất hiện của nhiều polyp tuyến giáp trong đường ruột, cùng với các dạng biến thể khác như polyp trên da và tăng sự xuất hiện của các khối u ác tính, đặc biệt là ở đường tiêu hóa và các cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra, hội chứng Gardner còn có thể đi kèm với các biến thể khác như sự phát triển của các biểu hiện ngoài da như sừng da, bệnh vẩy nến và tăng sự xuất hiện của một số loại khối u như khối u mô liên kết và khối u giảm dạng.
Phức hợp Carney loại I: Phức hợp Carney loại I là một hội chứng di truyền hiếm gặp, đặc trưng bởi nhiều khối u ác tính và không ác tính trong cơ thể, cùng với một số biểu hiện ngoài da và các vấn đề nội tiết.
Các biểu hiện của phức hợp Carney loại I có thể bao gồm:
- Các khối u ác tính hoặc không ác tính ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, bao gồm tuyến giáp, tuyến yên, tuyến tạo thảo, tuyến thượng thận, tim và não.
- Biểu hiện ngoài da như vùng da có màu sắc không đồng đều, sạm đen, và các vết sẹo.
- Các vấn đề nội tiết như tiểu đường, nồng độ hormone tăng cao hoặc giảm, và rối loạn nội tiết.
- Các triệu chứng như đau bụng, chứng ăn không tiêu, hoặc khó thở.
Các trường hợp ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú gia đình đã được báo cáo ở 5% tổng số bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú. [1]
Tiếp xúc với bức xạ
Tiếp xúc với bức xạ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú. Bức xạ ion hóa có thể gây ra các biến đổi gen và tổn thương DNA trong tế bào tuyến giáp, dẫn đến sự phát triển không bình thường và hình thành của các khối u ác tính.
Cụ thể, tiếp xúc với bức xạ có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Xạ trị bên ngoài: Việc tiếp xúc với bức xạ từ liệu pháp xạ trị, đặc biệt là ở vùng đầu, cổ để điều trị các bệnh khác, có thể gây ra tổn thương cho tế bào tuyến giáp và góp phần vào sự phát triển của khối u ác tính.
- Sự cố hạt nhân: Những sự cố như vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl vào năm 1986 có thể tạo ra một lượng lớn bức xạ, làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp trong những người tiếp xúc với bụi phóng xạ từ vụ tai nạn.[1]
Tổn thương do bức xạ thường không xuất hiện ngay lập tức mà phải mất một khoảng thời gian từ 10 đến 30 năm để phát triển thành các khối u tuyến giáp ác tính.
Tiếp xúc với bức xạ từ liệu pháp xạ trị
Các yếu tố khác gây ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Ngoài ra, có một số yếu tố khác gây ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú như: [2]
- Thiếu - thừa iốt: Iốt là một yếu tố quan trọng cho sự sản xuất các hormone tuyến giáp. Thiếu hụt hoặc thừa iốt trong cơ thể có thể gây ra các rối loạn tuyến giáp, bao gồm cả sự phát triển của các khối u ác tính.
- Uống nhiều rượu bia: Uống rượu và bia nhiều hoặc lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bao gồm ung thư biểu mô tuyến giáp.
- Tiểu đường: Người mắc tiểu đường thường có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp do sự không cân bằng hormone và các biến đổi trong cơ chế miễn dịch.
- Béo phì: Béo phì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe có thể gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến giáp. Sự tích tụ mỡ có thể tác động đến cơ chế điều chỉnh hormone trong cơ thể, tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Uống nhiều rượu bia có thể tăng nguy cơ mắc bệnh
4. Triệu chứng thường gặp khi ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Triệu chứng của ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u, cũng như tốc độ phát triển của. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến mà người mắc có thể gặp: [1]
Khi ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú sẽ xuất hiện khối u
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú thường không gây ra triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn ban đầu. Đặc trưng của loại ung thư này là sự xuất hiện của một khối u tuyến giáp mà không có triệu chứng đau đớn, và có thể đi kèm hoặc không đi kèm với hạch cổ. Thường thì triệu chứng này ở giai đoạn đầu không rõ ràng. Nhiều trường hợp, bệnh nhân phát hiện khối u này một cách tình cờ trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc qua các xét nghiệm siêu âm vùng cổ.
Tuy nhiên, khi khối u tăng kích thước, có nhiều triệu chứng kèm theo ảnh hưởng đến sức khỏe gây nên cảm giác mệt mỏi không rõ nguyên nhân hoặc giảm cân đột ngột.
Giọng nói khàn đặc là triệu chứng khi ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Khàn giọng cũng là dấu hiệu phổ biến của bệnh trường hợp u tuyến giáp thể nhú thường xảy ra khoảng 20%. Triệu chứng này thường do sự chèn ép trực tiếp lên dây thanh quản. Đây là sự thay đổi rõ ràng của cơ thể do sự phát triển khối u.
Khó nuốt
Khi khối u tuyến giáp tăng kích thước, nó có thể tạo ra áp lực lên các cơ quan xung quanh, gây ra cảm giác không thoải mái hoặc khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống.
Triệu chứng ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú phổ biến là di căn hạch bạch huyết ở cổ
Di căn hạch bạch huyết ở cổ là một trong những biểu hiện của sự phát triển ung thư tuyến giáp thể nhú. Hạch bạch huyết trở nên phình to ở cổ có thể gây ra cảm giác bị đau nhức, khó chịu ở vùng này. Bên cạnh đó, còn gây ra nhiều vấn đề về hô hấp hoặc ảnh hưởng đến các cơ và dây thần kinh ở cổ.
Khó nuốt, xuất hiện hạch ở cổ có thể là triệu chứng nguy hiểm
5. 8 cách chẩn đoán bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Chẩn đoán bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú có thể được thực hiện thông qua các phương pháp khác nhau. Dưới đây là 8 cách chẩn đoán phổ biến: [1]
Siêu âm để chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Siêu âm là một trong những phương pháp phổ biến chẩn đoán bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú. Phương pháp này không chỉ giúp bác sĩ nhận ra sự biến đổi về kích thước, hình dạng của u tuyến giáp mà còn phát hiện ra những dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh.
Trong quá trình siêu âm, bác sĩ có thể theo dõi đến những dấu hiệu phát triển khác như:
- Sự phình to không đồng đều của tuyến giáp.
- Sự phát triển của các khối u, dấu vết hoặc nốt đen trong tuyến giáp.
- Sự di căn của tuyến giáp sang các cơ quan xung quanh.
Siêu âm chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Sinh thiết trong lúc mổ
Tích hợp sinh thiết vào quá trình mổ là một phương pháp để bác sĩ xác định xem khối u trong tuyến giáp có phải là ung thư không. Trong lúc mổ, bác sĩ sẽ lấy một ít tế bào từ khối u để kiểm tra. Sau đó, mẫu tế bào này sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để xem dưới kính hiển vi.
Việc này giúp bác sĩ biết chính xác loại ung thư và mức độ phát triển khối u ngay lập tức. Điều này quan trọng để quyết định liệu cần thêm liệu pháp điều trị gì sau mổ hay không.
Sinh thiết trong lúc mổ xác định được khối u trong tuyến giáp
Cắt lạnh trong lúc mổ
Phương pháp cắt lạnh trong lúc mổ được sử dụng để lấy mẫu mô u để kiểm tra và chẩn đoán bệnh ung thư. Trong quá trình mổ, sau khi tiến hành một phần của phẫu thuật dự kiến, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt để lấy mẫu mô từ khối u mà không cần phải khâu lại vết mổ. Việc này giúp tránh việc phải tiến hành phẫu thuật thêm một lần nữa để lấy mẫu mô sau khi kết quả kiểm tra ban đầu không rõ ràng.
Chọc hút tế bào (FNA) để chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
Chọc hút tế bào là phương pháp thường được sử dụng để phát hiện ung thư tuyến giáp thể nhú là việc thực hiện xét nghiệm các tế bào. Bác sĩ sẽ sử dụng kim nhỏ để lấy mẫu tế bào từ tuyến giáp thông qua hình ảnh siêu âm. Mẫu tế bào này sau đó được phủ lên lam kính để bác sĩ phân tích và tìm kiếm các tế bào ung thư tuyến giáp thể nhú. [2]
Phương pháp chẩn đoán này nhanh chóng, an toàn và có độ chính xác cao khoảng 90-95%. Kết quả thường được đánh giá dựa trên phân loại của Bethesda năm 2017.
Xét nghiệm nồng độ hormone
Mặc dù xét nồng độ hormone là một trong những phương pháp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến tuyến giáp nhưng thường không đủ để phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú. Vì hầu hết bệnh nhân đều vẫn giữ được chức năng tuyến giáp bình thường. Do đó, khi xét nghiệm chức năng của tuyến giáp không thể loại trừ hoặc chuẩn đoán được ung thư tuyến giáp chính xác.
Phương pháp xét nghiệm nồng độ hormone
Xạ hình tuyến giáp
Xạ hình tuyến giáp thường dùng chất I-131 để chụp hình. Khi làm xạ hình, nếu có ung thư tuyến giáp thể nhú, thường sẽ không hấp thụ được iod nhiều và sẽ xuất hiện những chỗ trống trên hình ảnh, đồng nghĩa với việc tuyến giáp không hoạt động tốt. Xạ hình cũng giúp xác định vị trí của các tuyến giáp khác và xem xét khối lượng mô tuyến giáp còn lại sau khi phẫu thuật. Sử dụng xạ hình toàn thân với chất I-131 cũng giúp phát hiện sự phát triển của ung thư.
Phương pháp xạ hình tuyến giáp
Chẩn đoán bằng hình ảnh
Để đánh giá mức độ lan rộng của u tuyến giáp và xem xét liệu có ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh như khí quản, thực quản, cũng như phần mềm vùng cổ, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp hình ảnh như CT scan, MRI của vùng cổ và FDG-PET/CT. Những kiểu xét nghiệm này giúp xác định kích thước và vị trí chính xác của u tuyến giáp, cũng như xem xét liệu có di căn đến các cơ quan khác không. [1]
Chẩn đoán theo giai đoạn
Ung thư tuyến giáp được phân loại theo hệ thống TNM (AJCC 2017), với các giai đoạn như sau:
T (tumor) - Khối u nguyên phát:
- T1: Khối u có đường kính ≤2 cm và giới hạn trong tuyến giáp.
- T2: Khối u có đường kính từ 2-4 cm và giới hạn trong tuyến giáp.
- T3: Khối u có đường kính >4 cm, vẫn giới hạn trong tuyến giáp hoặc có kích thước bất kỳ lấn ra ngoài tuyến giáp, như cơ ức giáp hoặc các cấu trúc xung quanh tuyến giáp.
- T4: Tiến triển tại chỗ, với khối u có kích thước bất kỳ xâm lấn ra ngoài vỏ bao tuyến giáp và xâm lấn vào các cấu trúc mềm dưới da, thanh quản, khí quản, thực quản hoặc các dây thần kinh thanh quản, cũng như xâm lấn vào cân trước sống, bao cảnh hoặc các mạch máu trung thất.
Việc tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú không chỉ giúp cho người bệnh có thể hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của mình còn giúp tham gia vào quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu thêm và cập nhật cho bản thân mình, gia đình thêm được nhiều kiến thức sức khỏe hay và bổ ích.
Tài liệu tham khảo:
1. Papillary Thyroid Cancer (PTC): https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23382-papillary-thyroid-cancer-ptc (Ngày truy cập: 23/5/2024)
2. Papillary Thyroid Carcinoma: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK536943/ (Ngày truy cập: 23/5/2024)
- Những điều cần biết về ung thư tuyến giáp thể nhú
- Bệnh nhân suy giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì?
- Nhận biết 6 dấu hiệu ung thư tuyến giáp để có phương án điều trị hợp lý
- Dấu hiệu u tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 10 biểu hiện suy giáp chớ nên xem thường!
- Suy giáp ảnh hưởng đến sinh sản ra sao? Chi tiết về suy giáp thai kỳ
- Giải đáp thắc mắc: Bệnh suy giáp sống được bao lâu và chữa khỏi được không?
- Suy giáp bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Cường giáp khi mang thai: Căn bệnh nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi
- Bệnh cường giáp có phải là ung thư không? Mức độ nguy hiểm và điều trị
- Bệnh Basedow là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Bệnh cường giáp sống được bao lâu? Tiên lượng bệnh cường giáp