Sự tương đồng giữa suy giáp và trầm cảm, lo âu
Hội Tim mạch học Việt Nam
Tình trạng suy giáp
Suy giáp là tình trạng mà tuyến giáp của bạn sản xuất không đủ hormone giáp theo nhu cầu cơ thể. Vai trò chủ yếu của hormone giáp là kiểm soát các quá trình chuyển hóa, trao đổi năng lượng trong cơ thể. Bên cạnh đó, hormone giáp còn liên quan mật thiết đến trạng thái cảm xúc thông qua các con đường tín hiệu ở não.
Triệu chứng của suy giáp
>> Xem thêm: Suy giáp và biến chứng tim mạch
Một số triệu chứng thường gặp của suy giáp là mệt mỏi, thiếu năng lượng, tăng cân, táo bón, sợ lạnh, da khô, rụng tóc, tần số tim chậm, lo âu, trầm cảm.
Triệu chứng lo âu và trầm cảm của suy giáp
Trong số đó, lo âu và trầm cảm là một nhóm biểu hiện đặc biệt. Chúng có thể chỉ là một trong các triệu chứng suy giáp, nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý tâm-thần kinh riêng biệt gọi là rối loạn lo âu (anxiety disorder) hay rối loạn trầm cảm chủ yếu (major depressive disorder). Như vậy, ít nhiều có thể thấy sự tương đồng giữa suy giáp và trầm cảm, lo âu.
Lo âu và trầm cảm là hai trong số các biểu hiện tâm-thần kinh phổ biến nhất ở người suy giáp. Lo âu là cảm giác căng thẳng, lo lắng, có thể đi kèm các dấu hiệu thể hiện sự sợ hãi như tăng tần số tim, đổ mồ hôi và run.
Một số triệu chứng thường gặp của suy giáp là mệt mỏi, thiếu năng lượng, tăng cân, táo bón, sợ lạnh, da khô, rụng tóc, tần số tim chậm, lo âu, trầm cảm.
Triệu chứng lo âu và trầm cảm của suy giáp
Trong số đó, lo âu và trầm cảm là một nhóm biểu hiện đặc biệt. Chúng có thể chỉ là một trong các triệu chứng suy giáp, nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý tâm-thần kinh riêng biệt gọi là rối loạn lo âu (anxiety disorder) hay rối loạn trầm cảm chủ yếu (major depressive disorder). Như vậy, ít nhiều có thể thấy sự tương đồng giữa suy giáp và trầm cảm, lo âu.
Lo âu và trầm cảm là hai trong số các biểu hiện tâm-thần kinh phổ biến nhất ở người suy giáp. Lo âu là cảm giác căng thẳng, lo lắng, có thể đi kèm các dấu hiệu thể hiện sự sợ hãi như tăng tần số tim, đổ mồ hôi và run.
Biểu hiện của bệnh trầm cảm
Trong khi đó, trầm cảm thường thể hiện bởi sự giảm hứng thú hoạt đồng thường ngày, rút lui khỏi hoạt động xã hội và mất cảm giác phản ứng hay cảm nhận áp lực.
Như vậy, trầm cảm không hẳn luôn phải có biểu hiện trầm buồn. Đôi khi, người trầm cảm chỉ mô tả cảm giác trống rỗng.
Biểu hiện trầm cảm
Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 60% bệnh nhân suy giáp biểu hiện trầm cảm, và 63% có triệu chứng lo âu [2]. Tuy nhiên, không phải tất cả số này đều là rối loạn lo âu hay rối loạn trầm cảm chủ yếu. Giữa các bệnh lý này và triệu chứng lo âu, trầm cảm trong bệnh lý suy giáp có một số điểm tương đồng cũng như khác biệt nhất định sau đây.
Chuẩn đoán bệnh trầm cảm
Để được chẩn đoán bệnh trầm cảm, bạn phải có tập hợp các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần.
Chúng bao gồm cảm giác trầm buồn hầu hết thời gian trong ngày, mất hứng thú với các hoạt động, sụt hoặc tăng cân không chủ ý, bỗng nhiên ngủ quá nhiều hoặc quá ít, cảm thấy muốn bất động, không muốn vận động hoặc chỉ hoạt động chậm, cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi, đôi khi cảm thấy vô dụng, tội lỗi, giảm tập trung chú ý hoặc nặng hơn là có suy nghĩ tự tử.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể biểu hiện một số triệu chứng ở những hệ cơ quan khác.
Dựa vào đó, các nghiên cứu tổng kết lại một số điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa suy giáp với trầm cảm [3]. Ví dụ, táo bón, giảm thèm ăn, giảm tập trung, giảm ham muốn tình dục, cảm thấy trầm buồn, tăng cân, tăng thời gian ngủ, mệt mỏi, mất hứng thú là các điểm chung của cả hai bệnh lý.
Các biểu hiện khác
Tuy nhiên, người trầm cảm đơn thuần đôi khi lại giảm ngủ, sụt cân và tăng thèm ăn. Trong khi đó, người suy giáp đơn thuần có nhiều biểu hiện đặc trưng hơn như tần số tim chậm, rối loạn lipid máu, sợ lạnh, thay đổi da, tóc như đề cập ở trên, và có thể đã có bệnh lý tuyến giáp phát hiện từ trước.
>> Xem thêm: Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp
Lý do dẫn đến sự trùng lặp như trên vẫn còn đang được nghiên cứu thêm. Một số nghiên cứu nhận thấy rằng nồng độ hormone giáp thấp làm cho bạn giảm hoạt động cả chức năng thể chất và tinh thần.
Khi bạn mệt mỏi về tinh thần, sự kém hoạt động thể chất có thể làm cảm giác mệt mỏi tăng thêm. Đây có thể là nguyên nhân làm cho suy giáp có nhiều biểu hiện tương tự bệnh trầm cảm.
Nếu bạn mắc suy giáp và có các biểu hiện tương tự trầm cảm, biện pháp điều trị tốt nhất vẫn là bổ sung hormone giáp đúng mức theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường các triệu chứng nói trên cải thiện khá tốt sau quá trình điều trị.
Cần một khoảng thời gian từ 4-6 tuần để thuốc ổn định nồng độ trong máu và bắt đầu có tác dụng. Các thay đổi khác do suy giáp gây ra thường mất vài tháng để hồi phục hay đảo ngược. Nếu bạn thực sự mắc bệnh trầm cảm hay lo âu bên cạnh suy giáp, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thêm các thuốc chống trầm cảm, chống lo âu.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, hormone giáp tổng hợp là một điều trị kéo dài suốt đời nếu như bạn bị suy giáp vĩnh viễn. Đồng thời, thuốc chống trầm cảm cũng cần được dùng liên tục dưới sự theo dõi, đánh giá lại của bác sĩ cho đến khi triệu chứng cải thiện rõ rệt. Vì vậy, tuân thủ dùng thuốc là điều quan trọng bắt buộc để đạt được hiệu quả điều trị.
Các biện pháp điều trị
Bên cạnh đó, một số biện pháp không dùng thuốc cũng góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả là liệu pháp nhận thức-hành vi, điều chỉnh giấc ngủ, tập luyện thể lực, thư giãn hoặc thiền.
Kết luận
Tóm lại, suy giáp và trầm cảm, lo âu có mối liên hệ chặt chẽ. Một mặt, bệnh nhân suy giáp có nhiều biểu hiện tương tự trầm cảm, lo âu. Mặt khác, những biểu hiện này có thể là dấu hiệu gợi ý bệnh lý rối loạn trầm cảm chủ yếu hoặc rối loạn lo âu thực sự. Việc chẩn đoán đôi khi là thách thức đối với bác sĩ, đặc biệt trong tình huống có nhiều triệu chứng trùng lấp giữa hai tình huống. Điều trị bổ sung hormone giáp là nền tảng để cải thiện các triệu chứng nói chung, trong đó có triệu chứng liên quan lo âu và trầm cảm.
>> Xem thêm: Suy giáp: Triệu chứng, đối tượng mắc bệnh và chế độ dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
1. https://www.thyforlife.com/mental-health-for-thyroid-conditions/
2. Bathla M, Singh M, Relan P. Prevalence of anxiety and depressive symptoms among patients with hypothyroidism. Indian J Endocrinol Metab. 2016;20(4):468-474. doi:10.4103/2230-8210.183476
3. Nemeroff CB. Clinical significance of psychoneuroendocrinology in psychiatry: focus on the thyroid and adrenal. J Clin Psychiatry. 1989;50 Suppl:13-22. Gold MS eds. Medical Mimics of Psychiatric Disorders Progress in Psychiatry, American Psychiatric Press 1986; 101.
VN_GM_THY_221;exp:30/6/2024
- Bệnh cường giáp sống được bao lâu? Tiên lượng bệnh cường giáp
- Bướu giáp đa nhân: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị
- U tuyến giáp lành tính có cần mổ không? Chi tiết về u giáp lành tính!
- Có thể bạn chưa biết: Da khô, tóc khô cũng là triệu chứng của suy giáp
- Suy giáp gây tăng cân: Nguyên nhân, mức độ và sự ảnh hưởng của bệnh
- Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giáp và mẹo hữu ích
- Tiên lượng ung thư giáp: Các yếu tố tiên lượng và phương pháp điều trị
- Các loại biến chứng suy giáp ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch
- 10 triệu chứng suy giáp thường gặp người bệnh cần lưu tâm
- Những lưu ý khi ăn chay dành cho bệnh nhân tuyến giáp? Ưu nhược điểm
- Rối loạn chức năng tuyến giáp: Thủ phạm gây hiếm muộn ở mỗi gia đình
- Các thể ung thư tuyến giáp: cách nhận biết và điều trị