Bệnh đái tháo đường có lây không và làm thế nào để phòng ngừa?
Bệnh đái tháo đường là một căn bệnh mạn tính đang ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người. Một trong những thắc mắc thường gặp nhất liên quan đến căn bệnh này là bệnh đái tháo đường có lây không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ và chính xác về tính lây truyền của bệnh, đồng thời chia sẻ những biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
1. Cơ chế của bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của cơ thể để tạo năng lượng. Khi mắc bệnh, lượng đường trong máu tăng cao do cơ thể không sản xuất đủ hoặc không sử dụng hiệu quả insulin - hormone do tuyến tụy sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc đưa glucose vào tế bào.
Hiện nay, có 3 loại bệnh đái tháo đường phổ biến với những đặc điểm riêng biệt: [1]
- Đái tháo đường tuýp 1: Hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, nơi sản xuất insulin. Người bệnh thiếu hụt insulin hoàn toàn, phải tiêm insulin hàng ngày để duy trì sự sống.
- Đái tháo đường tuýp 2: Cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là người thừa cân, béo phì và có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường.
- Đái tháo đường thai kỳ: Do những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ, khiến cơ thể kháng insulin. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên trong thai kỳ và thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ từng mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
2. Bệnh đái tháo đường có lây không?
Đái tháo đường tuýp 1
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là một trong hai dạng chính của bệnh đái tháo đường. Giống như trường hợp của bệnh đái tháo đường nói chung, nhiều người thắc mắc "Bệnh đái tháo đường tuýp 1 có lây không?". Câu trả lời là không. Bệnh đái tháo đường tuýp 1 không phải bệnh truyền nhiễm, nghĩa là không thể lây lan từ người sang người qua các hình thức tiếp xúc thông thường.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường tuýp 1 là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Quá trình tự tấn này không liên quan đến vi trùng hay tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc hay bất kỳ phương thức nào khác.
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố môi trường chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người mắc bệnh, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn. [2]
Đái tháo đường tuýp 2
Bệnh đái tháo đường tuýp 2 là loại bệnh đái tháo đường phổ biến nhất, khiến nhiều người lo lắng về khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, câu trả lời chắc chắn là không. Tương tự như bệnh đái tháo đường tuýp 1, bệnh đái tháo đường tuýp 2 không phải bệnh truyền nhiễm, không thể lây từ người sang người qua các hình thức tiếp xúc thông thường.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường tuýp 2 là sự kết hợp của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường, đặc biệt là lối sống thiếu lành mạnh. Mặc dù không lây nhiễm, nhưng nếu người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt tương đồng. [2]
>> Xem thêm: Theo dõi đường huyết tại nhà: tầm quan trọng và cách thực hiện
3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đái tháo đường?
Bệnh đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc phòng ngừa bệnh đái tháo đường là hoàn toàn có thể, nhờ những thay đổi tích cực trong lối sống. Dưới đây là những cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: [3]
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đường và các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI). Tăng cường rau, củ, quả và ngũ cốc nguyên cám vào chế độ ăn hàng ngày, đồng thời kiểm soát khẩu phần ăn để duy trì cân nặng hợp lý.
- Tập thể dục thường xuyên: Duy trì hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường. Bởi tập luyện thể chất giúp tăng cường độ nhạy insulin, từ đó hạ thấp lượng đường trong máu.
- Giữ gìn vóc dáng cân đối: Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2. Khi thừa cân, cơ thể sản xuất ra nhiều insulin hơn, dẫn đến tình trạng kháng insulin, khiến đường huyết tăng cao. Giảm cân khoa học giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường là cách để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Việc theo dõi đường huyết và các chỉ số sức khỏe khác trong các đợt khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc này.
- Hạn chế rượu và thuốc lá: Hạn chế rượu và thuốc lá là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Sử dụng rượu bia thường xuyên có thể làm tăng lượng đường trong máu, gây khó khăn cho cơ thể trong việc sử dụng insulin, dẫn đến bệnh đái tháo đường. Hóa chất trong thuốc lá có thể gây tổn thương các tế bào beta trong tuyến tụy, nơi sản xuất insulin, khiến cơ thể thiếu hụt insulin và gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone cortisol, đẩy lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng insulin. Lâu dần, đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ cá nhân và lựa chọn các biện pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường phù hợp là rất quan trọng. Việc trao đổi với bác sĩ sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin chính xác và đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. Hãy thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa được chỉ định để bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.
Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề bệnh đái tháo đường có lây không một cách dễ hiểu. Nhờ vậy, bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc và có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh này. Tuy không lây nhiễm, nhưng đái tháo đường vẫn là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm và chủ động phòng ngừa bằng cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý cùng lối sống khoa học.
>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân đái tháo đường
Tài liệu tham khảo:
1. What Is Diabetes?: https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes (Ngày truy cập: 12/07/2024)
2. Busting Myths: Is Diabetes Contagious?: https://primerevivalresearch.com/blogs/is-diabetes-contagious/ (Ngày truy cập: 12/07/2024)
3. Is Diabetes Contagious, and Preventive Measures?: https://doctornetwork.us/is-diabetes-contagious (Ngày truy cập: 12/07/2024)
- Thay đổi lối sống lành mạnh - Nền tảng trong điều trị đái tháo đường!
- Người mắc bệnh đái tháo đường uống mật ong được không?
- Chăm sóng người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn cuối đời
- Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân đái tháo đường
- Thức khuya đái tháo đường: Hệ lụy tiềm ẩn nguy hiểm chớ nên xem thường
- Bệnh võng mạc đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
- Mức đường huyết của người trên 60 tuổi ổn định ở mức bao nhiêu?
- Mối tương quan giữa béo phì và đái tháo đường
- Người mắc đái tháo đường uống nước dừa được không? Cần lưu ý gì?
- Người bệnh đái tháo đường bị ngứa da: Biến chứng nguy hiểm cần lưu ý
- Bàn chân đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Bệnh đái tháo đường có di truyền không? Những nguy cơ mắc bệnh cần lưu ý?
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp