Chăm sóng người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn cuối đời
Trong việc điều trị người bệnh đái tháo đường ở giai đoạn cuối đời, mục tiêu chính là làm sao để người bệnh được thoải mái nhất có thể, hơn là việc tập trung vào kiểm soát đường máu đạt mục tiêu điều trị. Cả đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể gây ra những biến chứng trong giai đoạn cuối đời. Cùng tìm hiểu chi tiết các triệu chứng của bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối và cách chăm sóc để cải thiện cuộc sống của người bệnh trong bài viết sau.
1. Các triệu chứng do đái tháo đường gây ra trong giai đoạn cuối đời
Trong giai đoạn cuối đời, cả đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể gây ra các biến chứng. Việc nhận biết các triệu chứng do đái tháo đường gây ra có thể giúp tránh được các biến chứng này, các triệu chứng này bao gồm: [1]
- Mệt mỏi và suy nhược nghiêm trọng.
- Giảm cân đột ngột và không rõ nguyên nhân.
- Khát nước nhiều và tiểu nhiều.
- Mờ mắt hoặc giảm thị lực.
- Nhiễm trùng thường xuyên, đặc biệt là ở da và nướu.
- Vết thương khó lành và dễ bị lở loét.
- Đau và tê bì ở tay và chân.
- Thay đổi tâm trạng và suy giảm nhận thức.
2. Chăm sóc người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn cuối đời
Chăm sóc người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn cuối đời là một quá trình đầy thử thách, đòi hỏi sự kiên nhẫn, thấu hiểu và hỗ trợ từ cả gia đình và người thân. Mục tiêu chính của việc chăm sóc là kiểm soát các biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất có thể. [3] [4]
- Kiểm soát đường huyết
Như đã nói ở trên, việc chăm sóc người bệnh đái tháo thường từ kiểm soát đường máu chặt chẽ sẽ được chuyển sang việc kiểm soát các triệu chứng làm sao để người bệnh cảm thấy thoải mái nhất, bất kể là đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2. Điều cần thiết là dự phòng hạ đường huyết và tăng đường huyết quá mức, cũng như các triệu chứng khó chịu liên quan đến chúng. Cả hai tình trạng này đều làm tăng nguy cơ tử vong, và rõ rệt hơn với tình trạng hạ đường huyết.
Trong giai đoạn này, các thuốc điều trị đái tháo đường thường sẽ được điều chỉnh, đơn giản hoá phác đồ. Lúc này cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây hạ đường huyết hoặc các biến chứng liên quan đến tăng đường huyết quá mức.
- Chăm sóc các biến chứng
Người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn cuối đời thường có nhiều biến chứng như biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt, thận và loét bàn chân. Việc chăm sóc các biến chứng này thường mang tính chất giảm nhẹ. Và việc ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường phần lớn không còn nhiều ý nghĩa ở người lớn tuổi sắp bước và hoặc đang trong giai đoạn cuối đời.
- Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối thường có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm và lo âu. Gia đình và người thân nên dành thời gian trò chuyện, chia sẻ và động viên người bệnh, cũng như có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm lý nếu cần thiết.
- Vai trò của gia đình và người thân
Gia đình và người thân đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn cuối đời. Cần dành thời gian cho người bệnh, trò chuyện, chia sẻ và động viên họ, cũng như giúp đỡ người bệnh trong những ngày cuối đời. Gia đình và người thân, đặc biệt là người vợ hoặc chồng, lo ngại về việc theo dõi đường huyết hay tiêm insulin cho người bệnh khi họ không còn đủ khả năng thực hiện. Khi đó việc giáo dục cho gia đình và người thân rất quan trọng, đồng thời cũng giúp họ nhận biến các triệu chứng được nhắc tới ở phần 1, để báo lại cho bác sĩ khi có bất thường xảy ra.
Tóm lại, việc kiểm soát bệnh tiểu đường có thể đạt được thông qua chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng thuốc đúng cách. Tuy nhiên trong giai đoạn cuối đời, câu hỏi “người bệnh còn sống được bao lâu?” không còn quan trọng bằng việc làm sao để người bệnh sống vui vẻ và thoải mái nhất có thể. Việc tập trung vào chất lượng cuộc sống sẽ giúp bệnh nhân trải qua giai đoạn cuối đời một cách nhẹ nhàng và có ý nghĩa hơn.
>> Xem thêm: Theo dõi đường huyết tại nhà: tầm quan trọng và cách thực hiện
Nguồn tham khảo:
1. Diabetes End-of-Life Signs: https://www.crossroadshospice.com/hospice-resources/end-of-life-signs/diabetes/ (Ngày truy cập: 14/7/2024).
2. Stages of Type 2 Diabetes: https://www.verywellhealth.com/stages-of-type-2-diabetes-6503545 (Ngày truy cập: 14/7/2024).
3. Caring for someone with diabetes who is near the end of life: https://www.mariecurie.org.uk/professionals/palliative-care-knowledge-zone/condition-specific-short-guides/diabetes (Ngày truy cập: 14/7/2024).
4. Caring for someone with diabetes who is near the end of life: https://santecares.com/2019/10/07/caring-for-someone-with-end-stage-diabetes/
(Ngày truy cập: 14/7/2024).
- Thay đổi lối sống lành mạnh - Nền tảng trong điều trị đái tháo đường!
- Người mắc bệnh đái tháo đường uống mật ong được không?
- Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân đái tháo đường
- Bệnh đái tháo đường có lây không và làm thế nào để phòng ngừa?
- Thức khuya đái tháo đường: Hệ lụy tiềm ẩn nguy hiểm chớ nên xem thường
- Bệnh võng mạc đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
- Mức đường huyết của người trên 60 tuổi ổn định ở mức bao nhiêu?
- Mối tương quan giữa béo phì và đái tháo đường
- Người mắc đái tháo đường uống nước dừa được không? Cần lưu ý gì?
- Người bệnh đái tháo đường bị ngứa da: Biến chứng nguy hiểm cần lưu ý
- Bàn chân đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Bệnh đái tháo đường có di truyền không? Những nguy cơ mắc bệnh cần lưu ý?
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp