Xu hướng mới trong điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân hiện nay
Tháng 05/2020, Hiệp Hội Tăng Huyết Áp Quốc Tế (The International Society of Hypertension - ISH) đã xuất bản Hướng dẫn Thực hành Kiểm Soát Tăng Huyết Áp. ISH đã cập nhật hướng dẫn điều trị tăng huyết áp mới nhất có thể sử dụng toàn cầu, phù hợp để thực hành trong nhiều bối cảnh khác nhau tùy thuộc vào cơ sở vật chất, hạ tầng chăm sóc y tế của mỗi quốc gia. Hướng dẫn này dễ dàng áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng, cộng đồng nhân viên y tế. Bên cạnh đó, đây là hướng dẫn giúp nhân viên y tế dễ dàng giáo dục, hướng dẫn bệnh nhân. Bài viết này sẽ đề cập những điểm nổi bật trong hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của ISH.
1. Tăng huyết áp (THA) là gì ?
Định nghĩa Tăng huyết áp
ISH định nghĩa tăng huyết áp chủ yếu dựa trên huyết áp đo tại phòng khám (office). THA được định nghĩa khi huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (huyết áp phòng khám ≥ 140/90 mmHg). Huyết áp nên được kiểm tra lại ở ít nhất 1-2 lần thăm khám sau đó, cách lần thăm khám trước từ 1-4 tuần (trừ khi huyết áp đo được lần đầu ≥ 180/100 mmHg kèm bệnh nhân đã có bệnh lý mạch vành).
Lưu ý: Trường hợp huyết áp được xác định bằng máy đo huyết áp tự động tại nhà (Home Blood Pressure Measurement -HBPM) thì có một số điểm khác biệt so với huyết áp đo tại phòng khám. Ngưỡng tăng huyết áp theo ISH được xác định: huyết áp lúc nghỉ ngơi có mức huyết áp tâm thu ≥ 135 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85 (HBPM ≥ 135/85 mmHg). Lúc này, bệnh nhân cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm.
Chỉ số tăng huyết áp
Trong các trường hợp khó chẩn đoán tăng huyết áp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân đo huyết áp bởi máy đo theo dõi liên tục trong 24 tiếng (Ambulatory Blood Pressure Measurement - ABPM). Và tăng huyết áp được xác định khi thỏa một trong các điều kiện sau:
- Huyết áp trung bình 24 giờ có mức huyết áp tâm thu ≥130 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 80;
- Huyết áp trung bình ban ngày (khi người đo không ngủ) có mức huyết áp tâm thu ≥ 135 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85;
- Huyết áp trung bình ban đêm (khi ngủ) có mức huyết áp tâm thu ≥120 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 70.
Hình 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp
Hình 2: Phân loại tăng huyết áp theo số đo huyết áp phòng khám
>> Xem thêm: Tần số tim bình thường là bao nhiêu? Nhận biết tần số bất thường
2. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp
Thuốc
Theo các nghiên cứu mới nhất, thời điểm sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp vào buổi sáng hay buổi tối không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn thời điểm uống thuốc thích hợp. Điều này sẽ giúp cho việc tuân thủ điều trị và giảm thiểu những tác dụng ngoài ý muốn.
Các thuốc điều trị tăng huyết áp bước đầu hiện tại không có quá nhiều thay đổi, bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc ức chế men chuyển/ức chế thụ thể (ACEIs/ARBs)
- Thuốc chẹn kênh calcium nhóm DHP (DHP-CCBs)
Bệnh nhân có thể bắt đầu điều trị với một thuốc. Hoặc theo các khuyến cáo mới nhất, bệnh nhân có thể phối hợp sớm 2 thuốc điều trị tăng huyết áp với liều thấp. Đây là xu hướng trong điều trị tăng huyết áp hiện nay.
Sử dụng Beta-blocker điều trị tăng huyết áp
Ngoài ra, ISH cũng nhấn mạnh: Ở những quốc gia có nguồn lực hạn chế về nguồn cung ứng thuốc, có thể sử dụng bất kỳ thuốc nào có thể làm giảm huyết áp, kể cả những thuốc hàng thứ 2 như beta-blocker. Việc điều trị tập trung vào việc giảm mức huyết áp là cần thiết. Với mục tiêu điều trị là làm giảm 20 mmHg huyết áp tâm thu và 10 mmHg huyết áp tâm trương với mức huyết áp tối ưu là ≤ 140/90 mmHg).
Đặc biệt, với bệnh nhân có tăng huyết áp đi kèm với các bệnh lý khác như:
- Suy tim
- Đau thắt ngực
- Sau nhồi máu cơ tim
- Rung nhĩ
- Hoặc ở phụ nữ trẻ (đối tượng có thể có thai khi đang điều trị)
Thì beta-blocker là một lựa chọn hàng đầu trong cả hai phác đồ điều trị thiết yếu (ở các nước có nguồn lực hạn chế) và điều trị tối ưu (ở nước thu nhập cao, các nước tiên tiến.
Sử dụng beta blocker trong điều trị tăng huyết áp
>> Xem thêm: Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch
Thay đổi lối sống
Ngoài ra, thay đổi lối sống là cách điều trị tăng huyết áp tại nhà hiệu quả, bao gồm:
- Cai thuốc lá
- Giảm cân
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
- Giảm ăn mặn/giảm lượng muối cho vào thức ăn hàng ngày
- Hạn chế rượu bia
- Và áp dụng các chế độ ăn tốt cho sức khoe
Thay đổi lối sống lành mạnh để điều trị tăng huyết áp
3. Điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ
Đối với sản phụ có tăng huyết áp thai kỳ, điều quan trọng là bệnh nhân cần phải được theo dõi, thăm khám phát hiện sớm bởi bác sĩ sản phụ khoa có kinh nghiệm. Điều trị tăng huyết áp thai kỳ đúng lúc sẽ giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai.
Với bệnh nhân tăng huyết áp trong thai kỳ, có 3 nhóm thuốc điều trị hàng đầu (theo ISH):
- Methyldopa
- Beta-blocker (labetalol)
- Thuốc chẹn kênh calcium nhóm DHP (DHP-CCBs)
Nhìn chung, điều quan trọng nhất là sản phụ tăng huyết áp cần phải thăm khám thường xuyên. Điều này hỗ trợ phát hiện sớm những biến chứng và điều trị kịp thời. Hoặc thậm chí chấm dứt thai kỳ nếu có tình trạng tiền sản giật nặng (một biến chứng thường gặp ở sản phụ tăng huyết áp).
Mẹ bầu cần phải được theo dõi và thăm khám sớm để điều trị tăng huyết áp thai kỳ
Tóm tắt
Hướng dẫn của Hiệp Hội Tăng Huyết Áp Quốc Tế - ISH là một trong các cách điều trị tăng huyết áp mới nhất hiện nay và việc chẩn đoán tăng huyết áp theo ISH chủ yếu dựa trên huyết áp đo tại phòng khám ≥ 140/90 mmHg. Khuyến cáo ISH được áp dụng tuỳ theo nguồn lực của mỗi quốc gia. Trong đó các thuốc huyết áp bước đầu vẫn là ARBs/ACEI, CCBs, thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn bất kỳ loại thuốc THA nào kể cả các thuốc loại 2 như beta-blocker với điều kiện đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị THA. Trên một số đối tượng đặc biệt như bệnh nhân có THA kèm suy tim, đau thắt ngực, sau nhồi máu cơ tim, rung nhĩ hoặc ở phụ nữ trẻ, phụ nữ có thai thì beta-blocker được xem là một trong các thuốc sử dụng bước đầu trong điều trị tăng huyết áp.
>> Xem thêm: Tần số tim là gì? Vai trò và yếu tố ảnh hưởng tần số tim
Nguồn tham khảo:
1. 2020 International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines.
https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/HYPERTENSIONAHA.120.15026#d3e1346
2. 2020 ISH Global Hypertension Practice Guidelines
https://ish-world.com/data/uploads/ISH_Guideline_Presentation_Slide_Deck_06.05.2020.pdf
3. Hypertension Clinical Practice Guidelines (ISH, 2020): What Is New?
VN_GM_CV_262; EXP:30/9/2024
Hãy lắng nghe nhịp tim của bạn khi bạn đang có vấn đề về tăng huyết áp nhé
Kiểm soát huyết áp tại nhà: Lợi ích và phương pháp kiểm soát tại nhà
Mẹo đo huyết áp tại nhà: Tầm quan trọng, cách kiểm soát và phòng ngừa
Cuộc sống của bệnh nhân sau khi đã làm bạn với bệnh lý tăng huyết áp
Những con số quan trọng bạn cần hỏi chuyên gia khi thăm khám tăng huyết áp (THA)
Phòng ngừa bệnh tim mạch ở giới trẻ với thói quen lành mạnh
Bệnh tim mạch mùa lạnh: Hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân
7 cách giúp hạ huyết áp tại nhà và theo dõi chỉ số huyết áp
Yếu tố nguy cơ và hậu quả của không kiểm soát huyết áp
Vấn đề, nguyên nhân và hậu quả khi kém tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Vai trò của tần số tim trong kiểm soát huyết áp
Thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) liệu có phải sử dụng suốt đời hay không?
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp