10 nguyên nhân tăng huyết áp hàng đầu có thể bạn chưa biết
Tình trạng tăng huyết áp là một tác nhân gây ra hàng loại những hậu quả khôn lường như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay suy thận. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp là điều rất cần thiết để phòng ngừa và điều trị khi tình trạng trở nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp được hiểu là những áp lực từ máu tác động trực tiếp đến thành động mạch. Vậy tình trạng tăng huyết áp chính là một bệnh lý mạn tính, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện ra bản thân bị tăng huyết áp khi huyết áp đo ở phòng khám lớn hơn hay bằng 140/90 mmHG. Bởi mức huyết áp bình thường có chỉ số dưới 120/80 mmHg và tiền tăng huyết áp nằm ở mức độ trong khoảng 120 - 139/80-89 mmHg. [1]

10 nguyên nhân tăng huyết áp
Thực tế, có rất nhiều trường hợp người mắc bệnh tăng huyết áp không nhận thấy dấu hiệu gì và chỉ phát hiện khi tình trạng đã trở nên nguy hiểm. Do đó, 10 nguyên nhân tăng huyết áp dưới đây sẽ giúp bạn có hướng thăm khám tốt hơn. [2]
Lối sống hiện đại
Dựa theo nghiên cứu từ Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy bệnh lý tăng huyết áp đang có dấu hiệu bị trẻ hóa trong độ tuổi lao động. Do đó, nguyên nhân tăng huyết áp đầu tiên chính là do lối sống công nghiệp, người bệnh dễ stress về công việc, dẫn đến thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia và lười vận động. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt dựa theo lối sống hiện đại này làm kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Có vấn đề về thận
Thận là một trong những bộ phận dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Cụ thể hơn, những bệnh nhân gặp biến chứng bệnh thận gây suy giảm chức năng của bộ phận này, khiến khả năng lọc máu bị cản trở và dẫn đến giảm hoạt động đào thải các chất bài tiết phức tạp, còn khiến rối loạn một số chất có tác dụng điều hòa huyết áp, làm áp lực lên thành mạch máu và huyết áp tăng cao. Không những thế, huyết áp cao khiến hệ thống lọc ở thận bị hủy và gây ảnh hưởng đến khả năng đào thải các chất cặn bã của thận ra bên ngoài cơ thể.[3]
Bệnh lý tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng chúng lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Tuyến thượng thận có vai trò sản xuất ra hormone aldosterone, cortisol giúp điều hòa lượng nước và muối trong cơ thể và các catecholamin điều hòa nhịp tim và huyết áp. Nguyên nhân tăng huyết áp từ tuyến thượng thận là do xuất hiện khối u ở bộ phận này gây tăng tiết hormone, dẫn đến sự rối loạn điều hòa nhịp tim, huyết áp hoặc mất cân bằng giữa lượng nước và muối, từ đó gây ra bệnh tăng huyết áp ở người.

Bệnh đái tháo đường
Thực tế, có ⅔ người mắc bệnh đái tháo thường đều đi kèm với tăng huyết áp.[1] Nguyên nhân là do bệnh đái tháo đường làm xơ cứng các mạch máu, gây tổn thương và khiến các mạch máu bị thu hẹp, tạo điều kiện cho chất béo cùng cholesterol lắng đọng phía trong. Khi mạch máu bị hẹp dần, tim cần phải hoạt động nhiều hơn mới đáp ứng khả năng bơm máu, từ đó dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
>> Xem thêm: Nhận biết tăng huyết áp - Tưởng dễ mà khó
Lối sống không lành mạnh
Lối sống không lành mạnh xuất phát từ chế độ ăn uống không phù hợp, chẳng hạn như ăn quá nhiều đường, thích ăn mặn hay chế độ dinh dưỡng không nạp đủ kali. Do đó, bạn cần chú ý và thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học hơn khi khi thấy tình trạng bệnh ngày càng phức tạp.

Nhịn đi tiểu thường xuyên
Theo các nghiên cứu khoa học, việc nhịn tiểu quá 3 tiếng có thể khiến huyết áp tâm thu tăng 4 mmHg và huyết áp tâm trương tăng 3 mmHg. Đây là những con số đáng báo động, cho thấy tác hại tiềm ẩn của thói quen tưởng chừng vô hại này. Vì vậy, hãy tạm biệt ngay thói quen nhịn tiểu để giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của bản thân.
Bệnh Cushing
Hội chứng Cushing xảy ra khi cơ thể có nhiều sự rối loạn, cụ thể là tăng cân, rạn da, yếu cơ, loãng xương. Kéo theo hàng loạt các bệnh như tăng động, các bệnh lý về tim, làm suy giảm chức năng tình dục đồng thời cũng gây tăng huyết áp. Do đó, hội chứng bệnh Cushing cực kỳ nguy hiểm và bạn cần đi khám bác sĩ để được theo dõi thường xuyên.
Bệnh cường giáp
Lý do là vì các hormone tuyến giáp có tác động lớn đến chức năng tim, khi người bệnh bị cường giáp có thể gây tăng huyết áp.
Bệnh tim bẩm sinh
Những trường hợp tăng huyết áp phức tạp có thể liên quan đến bệnh tim bẩm sinh. Trong đó, bệnh tim bẩm sinh được hiểu là những dị tật từ cơ tim, van tim hay buồng tim xảy ra khi trẻ nhỏ còn trong bào thai.
Uống café có ảnh hưởng đến tim mạch không?

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Một số loại thuốc như corticoid, thuốc kháng viêm, giảm đau, tránh thai, chống trầm cảm hay thuốc xịt mũi đều là nguyên nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, trường hợp bạn là người có sức khỏe tốt thì việc tăng vài mmHg vẫn bình thường. Ngược lại, đối với người mắc bệnh huyết áp cao đồng thời sử dụng các loại thuốc kể trên đều gây ảnh hưởng hoặc biến chứng nếu bạn chủ quan mà không quan tâm đến chỉ số huyết áp cá nhân.
Triệu chứng thường gặp khi tăng huyết áp
Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp, thì các triệu chứng cũng giúp bản thân biết được mức độ bệnh từ đó có phương án cải thiện hiệu quả hơn. Khi tăng huyết áp, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
- Nhức đầu.
- Chóng mặt.
- Nóng phừng mặt.
- Mỏi vai gáy.
- Cảm thấy nặng đầu.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Hiện nay, để chẩn đoán và điều trị tình trạng tăng huyết áp thường áp dụng 3 cách sau. Bao gồm:
- Đo huyết áp ngay tại nhà: HA ≥ 135/85 mmHg.
- Đo huyết áp ở phòng khám: HA ≥ 140/90 mmHg.
- Sử dụng máy theo dõi huyết áp liên tục trong 24 tiếng (máy Holter huyết áp): HA ≥ 130/80 mmHg.
Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo các bước để đo huyết áp đúng cách. Chi tiết hơn:
- Nên ngồi nghỉ tầm 15 phút trước khi đo huyết áp. Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá hay cà phê trước 2 tiếng khi đo.
- Nằm trên giường hay ngồi dựa lưng vào ghế, giữ im lặng đồng thời để tay duỗi thẳng, đặt ngang tim trong khi hai chân chạm sàn nhà.
- Khi đo lần đầu tiên với cả hai tay, tay nào có mức huyết áp cao hơn thì được dùng để theo dõi chỉ số huyết áp cho những lần tiếp theo.
- Mỗi lần đo là 2 lượt, cùng một tay và mỗi lượt cách nhau 2 phút. Trường hợp chỉ số huyết áp tâm thu ở cả 2 lần đo đều khác nhau >10 mmHg thì đợi sau 2 phút đo thêm lần nữa và chỉ lấy huyết áp trung bình của 2 lần đo gần nhất.
- Nên dùng loại máy tự động đo hoặc loại có băng quấn cánh tay với kích thước sao cho phù hợp.
Điều trị huyết áp cao đòi hỏi sự phối hợp giữa thuốc hạ huyết áp cùng với chế độ sinh hoạt khoa học, từ đó người bệnh mới kiểm soát được bệnh một cách dễ dàng. Chẳng hạn:
- Điều trị không cần dùng thuốc: Tập thể dục thường xuyên, thay đổi chế độ ăn uống (giảm các loại mỡ béo và muối), giảm cân, không dùng thuốc gây cao huyết áp (thuốc giảm đau nhức, thuốc kháng viêm), giữ cơ thể luôn được thoải mái, thư giãn.
- Sử dụng phương pháp phẫu thuật: Dùng thủ thuật để hủy thần kinh giao cảm động mạch ở thân, đặt stent động mạch thận đối với các trường hợp đặc biệt.
- Trang bị máy đo huyết áp: Điều này giúp bạn tiện lợi hơn trong việc tự kiểm tra chỉ số huyết áp và cung cấp các thông tin cho bác sĩ nhằm điều chỉnh thuốc huyết áp tốt hơn.

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân tăng huyết áp mà bạn không nên chủ quan với sức khỏe bản thân. Ngay cả với những người có sức khỏe tốt, bạn cũng cần duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để ngăn ngừa cơ thể mắc bệnh cao huyết áp.
>> Xem thêm: 6 dấu hiệu tăng huyết áp cần phải thăm khám bác sĩ sớm nhất
Tài liệu tham khảo
1. Hypertension: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension (Ngày truy cập: 22/04/2024)
2. High blood pressure (hypertension): https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410 (Ngày truy cập: 22/04/2024)
3. About High Blood Pressure: https://www.cdc.gov/bloodpressure/about.htm (Ngày truy cập: 22/04/2024)
Các ứng dụng di động theo dõi sức khoẻ cho người tăng huyết áp
Công thức nấu ăn cho người tăng huyết áp: Thực đơn 7 ngày
4 tác động của tăng huyết áp đến sức khỏe tinh thần cần lưu ý
Tăng huyết áp và giấc ngủ: Mức độ ảnh hưởng, biến chứng và phòng ngừa
Tình dục và tăng huyết áp có mối liên quan và mức độ ảnh hưởng ra sao?
Giải pháp quản lý tăng huyết áp tại nơi làm việc đơn giản và hiệu quả
Chi tiết về huyết áp kẹt: Mức độ nguy hiểm và hướng dẫn phòng ngừa
Người huyết áp cao nên ăn gì và kiêng gì? Lối sống hiện đại ảnh hưởng tới tăng huyết áp như thế nào?
Hiểu rõ chỉ số huyết áp và nguyên nhân tăng huyết áp ở giới trẻ
Kiểm soát chỉ số huyết áp và tần số tim tại nhà với 10 cách đơn giản
Tần số tim là gì? Chỉ số tần số tim bao nhiêu là bình thường?
7 cách quản lý huyết áp tại nhà có thể bạn chưa biết
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp