Suy giáp: Triệu chứng, đối tượng mắc bệnh và chế độ dinh dưỡng
Thông tin được bảo trợ bởi Hội Tim Mạch Việt Nam
Suy giáp là tình trạng xảy ra khi tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hóc-môn cần thiết cho cơ thể. Trong giai đoạn đầu, những biểu hiện của bệnh không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan và chỉ thực sự bắt đầu điều trị khi tình trạng suy giáp đã tiến triển và hệ quả là ảnh hưởng đến các chức năng sống khác của người bệnh. Cùng tìm hiểu dấu hiệu, triệu chứng của bệnh suy giáp để có phương pháp điêu trị đúng đắn trước khi quá muộn!
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh suy giáp
Trong giai đoạn khởi phát, bệnh suy giáp thường xuất hiện các dấu hiệu khá giống với nhiều chứng bệnh thông thường khác, thế nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua. Hầu hết người bị suy giáp dưới lâm sàng đều nên nhận thức được tình trạng này sẽ tiến triển thành suy giáp thực sự, khi các triệu chứng đã rõ rệt và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
>> Xem thêm: Ai dễ có nguy cơ mắc suy giáp?
Các triệu chứng này bao gồm:
- Mệt mỏi/buồn ngủ
- Sợ lạnh
- Tăng cân hoặc khó giảm cân (mặc dù bệnh nhân đang ăn kiêng và tập thể dục)
- Trầm cảm
- Táo bón
- Rối loạn chức năng sinh dục (đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt ở nữ và giảm ham muốn tình dục ở nam giới)
- Đau mỏi cơ, khớp, hay bị chuột rút
- Da khô, tóc và móng tay dễ gãy rụng
Trường hợp bệnh nhân không được điều trị sớm, bệnh suy giáp có thể tiến triển trầm trọng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bệnh nhân.
Các triệu chứng suy giáp nặng bao gồm:
- Chậm nhịp tim, khó thở
- Suy tim
- Trầm cảm nghiêm trọng
- Hôn mê
- Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (nguy cơ cao hơn ở phụ nữ)
Khi cảm nhận cơ thể có dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên, hãy đến gặp bác sĩ để được can thiệp sớm nhất.
Những đối tượng có nguy cơ mắc suy giáp
- Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trong thời kì mãn kinh
- Người cao tuổi
- Những đối tượng có người thân trong gia đình bị rối loạn hệ miễn dịch
- Những người mắc các bệnh tự miễn (như đái tháo đường type 1, viêm khớp dạng thấp…)
- Người bị trầm cảm
- Bệnh nhân từng được xạ trị hoặc phẫu thuật tuyến giáp
- Người da trắng hoặc người châu Á
>> Xem thêm: Triệu chứng lâm sàng của cường giáp
Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân suy giáp
Không có chế độ ăn uống đặc biệt cho người suy giáp. Tuy nhiên, để giảm thiểu tỷ lệ suy giáp, các bác sĩ khuyên chúng ta nên cung cấp đủ lượng muối Iốt, tinh bột và các loại thực phẩm giàu Iốt khác trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Tóm lại, bệnh suy giáp rất khó để chẩn đoán trong giai đoạn đầu. Khi cảm nhận cơ thể có dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên, hãy đến gặp bác sĩ để được can thiệp sớm nhất. Một khi đã được chẩn đoán bệnh suy giáp, hãy nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc hoặc tự ý bỏ thuốc trong thời gian kê toa.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tái khám đúng hẹn để được theo dõi tình trạng sức khỏe một cách sát sao, từ đó có phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mình. Hiểu rõ các dấu hiệu của bệnh suy giáp để cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
>> Xem thêm: Mười dấu hiệu gợi ý suy giáp
Nguồn: https://www.thyroidaware.com/en/The_Thyroid/abouthypothyroidism.html#1a
VN-NONT-00060;exp:15/12/2025
- Các thể ung thư tuyến giáp: cách nhận biết và điều trị
- 5 cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp đơn giản mà bạn cần lưu ý
- Rối loạn tuyến giáp trong thai kỳ là gì? Cường giáp và suy giáp thai kỳ
- 8 nguyên nhân gây suy giáp phổ biến mà bệnh nhân cần phòng ngừa
- Chẩn đoán suy giáp
- Triệu chứng lâm sàng của suy giáp
- Biến chứng của cường giáp và nguy cơ của cường giáp không điều trị
- Suy giáp - kẻ bắt chước vĩ đại
- Ai thuộc đối tượng mắc suy giáp? Nhận biết mắc suy giáp kịp thời
- Bệnh tuyến giáp và khả năng sinh sản
- Thuốc thay thế hormone giáp: Nguyên do thuốc không tác dụng tối ưu
- Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tuyến giáp: Những điểm cần lưu ý