Top 11 cách trị tăng huyết áp tại nhà cực kỳ hiệu quả
Tăng huyết áp có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có, bởi chúng thường không có dấu hiệu rõ ràng nhưng lại “thầm lặng” gây nên hàng loạt vấn đề về tim và đột quỵ, thậm chí là tử vong. Do vậy, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho lành mạnh nhằm giữ huyết áp luôn ở mức ổn định. [1]
Dấu hiệu và triệu chứng khi tăng huyết áp
Thực tế, chỉ số huyết áp phụ thuộc vào lượng máu khi tim đang bơm (hay còn gọi là huyết áp tâm thu) cũng như thể hiện mức độ cản trở dòng máu ở động mạch (huyết áp tâm trương). Khi đó, nếu động mạch càng hẹp thì chỉ số huyết áp càng cao khiến bạn dễ mắc bệnh tăng huyết áp.
Ngoài ra, tần số bình thường của tim dao động trong khoảng từ 60 - 100 lần/phút nhưng để cải thiện tình trạng huyết áp cao, hãy kiểm soát nhịp tim chặt chẽ hơn người bình thường, cụ thể là giữ chúng dưới 80 lần/phút. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm một số triệu chứng khi tăng huyết áp, để có phương án điều trị kịp thời:
- Hơi thở nông.
- Mắt nhìn kém.
- Cơ thể dễ bị mất thăng bằng, đau đầu, ù tai, hoa mắt và chóng mặt.
- Mũi dễ chảy máu cam.
- Tim thường đập nhanh và mạnh, gây khó thở và đau tức ngực.
- Mặt dễ bị đỏ, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.
>> Xem thêm: Những cách giúp hạ huyết áp tại nhà
11 cách trị tăng huyết áp tại nhà - kinh nghiệm hữu ích
Sau khi đã tìm hiểu về các triệu chứng huyết áp cao, trong trường hợp cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên, bạn hãy áp dụng 11 cách trị tăng huyết áp tại nhà sau nhằm cải thiện tình trạng bệnh. [2]
Ngâm chân bằng nước ấm
Đây là một cách trị tăng huyết áp tại nhà cực kỳ hữu ích nhưng lại ít người biết đến. Bạn cần chuẩn bị một chậu nước nóng có nhiệt độ từ 50 - 60 độ C, sau đó ngồi trên ghế và đặt chân vào chậu ngâm khoảng 10 - 15 phút. Thói quen này giúp máu từ não di chuyển đến bàn chân, từ đó huyết áp cũng dần được hồi phục một cách tự nhiên.
Tập điều hòa nhịp thở
Điều hòa nhịp thở không phải là việc hít vào và thở ra một cách bình thường, mà đây là một phương pháp yoga giúp làm giảm huyết áp cao. Trong đó gồm có các bài tập sau:
- Bài tập với kiểu thở ong rít: Bằng cách ngồi xuống sàn, lưng thẳng. Sau đó, chạm ngón tay trỏ lên hai lỗ tai, ấn mạnh và hít một hơi sâu nhưng thở ra thật mạnh như tiếng ong kêu. Tiếp tục thực hiện thao tác này 15 phút/ngày để làm giảm các triệu chứng như đau đầu do huyết áp cao gây nên.
- Bài tập với kiểu thở bằng mũi trái: Ngồi thẳng lưng, đưa bàn tay đặt lên bụng trong khi ngón cái tay phải bịt lỗ mũi bên phải. Tiếp tục dùng mũi trái hít thật sâu, giữ vài giây và thở ra, thực hiện thao tác điều hòa nhịp thở bên mũi trái từ 3 - 5 phút.
- Bài tập massage cổ và tai: Tìm vị trí ngay dưới dái tai, vẽ một đường thẳng từ điểm này đến chính giữa cổ. Sau đó, dùng ngón tay xoa bóp cổ dọc theo đường thẳng mà mình vừa xác định, với tần suất mỗi bên 10 lần. Cuối cùng, kéo ngón tay từ dái tai ra phía trước khoảng 0.5cm, dừng lại và massage nhẹ nhàng theo vòng tròn ở hai bên mặt trong 1 phút.
- Áp dụng tư thế thư giãn Savasana: Thực hiện trong tư thế nằm ngửa, tay chân thả lỏng và mắt nhắm lại. Khi đó, hãy cố gắng tập trung để cơ bắp thư giãn tầm 10 - 15 phút. Tư thế Savasana không những giúp huyết áp hồi phục bình thường mà còn cân bằng được hệ thần kinh.
Giảm cân
Ngoài việc khiến cơ thể béo phì, tình trạng thừa cân cũng là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng huyết áp. Những người thừa cân cũng rất dễ gặp chứng ngưng thở khi ngủ - chính là tiền căng của bệnh huyết áp cao. Vì vậy, cách trị tăng huyết áp tại nhà đơn giản là bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý với cơ thể. Việc giảm cân không chỉ giảm về trọng lượng mà bạn cần quan tâm đến vòng eo của mình. Vì vòng eo lớn cũng khiến chỉ số huyết áp cao hơn. Cụ thể:
- Số đo vòng eo ở nữ >89cm dễ gặp nguy cơ bệnh huyết áp.
- Riêng nam giới có vòng eo >102cm cũng gặp rủi ro về tăng huyết áp.
>> Xem thêm: Top 11 cách trị tăng huyết áp tại nhà cực kỳ hiệu quả
Tập luyện thể dục thể thao
Trường hợp bạn có sức khỏe tốt, việc luyện tập thể dục giúp phòng ngừa huyết áp cao. Người bệnh tăng huyết áp có thói quen luyện tập thể dục thường xuyên còn góp phần cải thiện căn bệnh. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh khi vận động khoảng 150 phút/tuần khiến chỉ số huyết áp giảm từ 5 - 8 mmHg. Do đó, hãy xây dựng thói quen đi bộ, đạp xe, bơi lội hay chỉ cần dành 10 phút mỗi ngày để vận động cơ thể để cải thiện tình trạng tăng huyết áp.
Ăn uống theo chế độ lành mạnh
Bằng cách cắt giảm lượng đường tinh luyện cùng carbs trong khẩu phần ăn sẽ góp phần cải thiện bệnh tăng huyết áp. Nguyên do là vì khi cơ thể dung nạp ít carbs tinh chế và đường tinh luyện liên tục trong 6 tuần, có tác dụng làm ổn định huyết áp, thậm chí cải thiện chỉ số huyết áp và giảm thiểu các bệnh về tim mạch .
Thêm vào đó, ngoài việc giảm đường và carbs, bạn có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu canxi, protein tốt, kali, trái cây và rau củ cũng như hạn chế các chất béo bão hòa cùng cholesterol để giảm chỉ số huyết áp tới 11 mmHg. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn cần loại bỏ lượng nhỏ natri để cải thiện sức khỏe tim mạch.
Hạn chế uống rượu bia
Thực tế, khi uống rượu ở mức độ vừa phải (cụ thể là 1 ly đối với phụ nữ và 2 ly đối với nam giới) sẽ giúp giảm chỉ số lượng huyết áp đến 4 mmHg. Nhưng khi lạm dụng quá nhiều bia rượu sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, tăng tình trạng cao huyết áp và làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh.
Hạn chế hút thuốc lá
Do thành phần chính của thuốc lá chính là Nicotin - một chất gây nghiện làm sản sinh ra adrenaline, từ đó gây nên tình trạng tim đập nhanh hơn bình thường. Do đó, cách trị tăng huyết áp tại nhà dành cho người thường xuyên hút thuốc là hạn chế dần hoặc loại bỏ thói quen này. Việc giảm tần suất hút thuốc còn giúp ngăn ngừa được nguy cơ về bệnh tim mạch cũng như giúp tăng tuổi thọ cao hơn so với người hút thuốc lâu năm.
Cắt giảm dung nạp caffeine
Những người dùng caffeine sẽ khiến huyết áp cao lên đến 10 mmHg so với những người không uống caffeine. Tuy nhiên, một số người khi sử dụng caffeine sẽ thấy rất ít hoặc thậm chí không gây ảnh hưởng đến huyết áp. Để biết chính xác, sau khi dùng cà phê bạn nên đo huyết áp trong vòng 30 phút. Nếu chỉ số tăng từ 5 - 10 mmHg nghĩa là cơ thể cần hạn chế lượng caffeine được nạp mỗi ngày.
Tập thư giãn giảm căng thẳng
Một trong những nguyên nhân khiến huyết áp đột ngột tăng nhanh chóng là do cơ thể quá căng thẳng và áp lực. Vậy nên, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và tìm hiểu các nguyên nhân khiến bạn dễ stress, ví dụ như công việc, tài chính, người thân hay bệnh tật. Khi đã xác định rõ lý do, hãy đối diện và tìm cách giải quyết để loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống. Chẳng hạn:
- Dành thời gian cho các hoạt động, sở thích cá nhân: Chẳng hạn như đi dạo, tham gia hoạt động tình nguyện, đọc sách hoặc nấu ăn. Bên cạnh đó, việc sắp xếp thời gian đi du lịch cũng là cách giải tỏa căng thẳng tối ưu.
- Tập ngồi thiền, yoga kết hợp việc hít thở sâu: Thật vậy, tất cả hoạt động này đều mang đến lợi ích cho cơ thể, ví dụ như kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm, từ đó làm nhịp tim chậm lại và giảm tình trạng huyết áp tăng cao.
- Tránh các tác nhân gây căng thẳng cho bản thân: Nếu bạn stress vì khối lượng công việc dày đặc, hãy dành thời gian mỗi ngày để sắp xếp những việc quan trọng cần làm trước. Hoặc bạn mệt mỏi vì gặp tình trạng kẹt xe mỗi ngày, hãy bắt đầu với thói quen dậy sớm hơn hoặc sử dụng phương tiện công cộng.
- Thẳng thắn chia sẻ khi bạn đang áp lực với công việc: Trường hợp bạn đang gặp vấn đề về công việc, hãy thử trao đổi ý kiến với cấp trên hoặc đồng nghiệp. Ngoài ra, khi có xung đột với gia đình hay con cái, thay vì im lặng và cáu gắt, hãy nói chuyện trực tiếp để tháo gỡ khúc mắc một cách dễ dàng.
Đảm bảo chất lượng và thời lượng giấc ngủ
Khi bạn ngủ không đủ giấc hoặc không sâu giấc sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến huyết áp. Do đó, đối với những người thường xuyên bị thiếu ngủ, mất ngủ đặc biệt là người lớn tuổi rất dễ gặp bệnh lý này. Hãy áp dụng các cách trị tăng huyết áp tại nhà đơn giản sau:
- Không ngủ trưa quá 30 phút.
- Luôn giữ thói quen tập thể dục thường xuyên.
- Xây dựng thói quen ngủ vào cùng một thời điểm, nên là trước 23h.
- Cần thư giãn trước khi ngủ, như đọc sách, nghe nhạc, xem phim nhẹ nhàng,...
- Tạo không gian phòng ngủ thoải mái, dễ chịu. Hạn chế nhiệt độ cao hay ánh sáng đèn quá chói khi ngủ, có thể dùng tinh dầu thảo dược để thư giãn, giúp giấc ngủ được ngon hơn.
Sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp và nhịp tim
Bên cạnh các cách trị tăng huyết áp tại nhà phía trên, việc sử dụng thuốc cũng là một phương pháp an toàn. Bạn nên thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp. Trong đó, các loại thuốc chuyên về huyết áp như nhóm chẹn beta giao cảm được sử dụng phổ biến vì chúng có tác dụng giảm lực co bóp cơ tim, từ đó làm tim đập chậm lại đồng thời làm giảm chỉ số huyết áp ở bệnh nhân hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra được cách trị tăng huyết áp tại nhà phù hợp với bạn và người thân. B cần kết hợp với việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên cũng như sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn bác sĩ, tuyệt đối không tự ý gia giảm liều lượng hay ngưng thuốc để tránh những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe bản thân.
>> Xem thêm: 7 cách quản lý huyết áp tại nhà có thể bạn chưa biết
Tài liệu tham khảo
1. 7 Home Remedies for Managing High Blood Pressure: https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-home-remedies (Ngày truy cập: 22/04/2024)
2. 10 ways to control high blood pressure without medication: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20046974 (Ngày truy cập: 22/04/2024)
- Người huyết áp cao nên ăn gì và kiêng gì? Lối sống hiện đại ảnh hưởng tới tăng huyết áp như thế nào?
- Hiểu rõ chỉ số huyết áp và nguyên nhân tăng huyết áp ở giới trẻ
- Kiểm soát chỉ số huyết áp và tần số tim tại nhà với 10 cách đơn giản
- Tần số tim là gì? Chỉ số tần số tim bao nhiêu là bình thường?
- 7 cách quản lý huyết áp tại nhà có thể bạn chưa biết
- 8 loại thuốc hạ huyết áp được chỉ định trong điều trị phổ biến
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đúng cách và hiệu quả
- 6 Dấu hiệu tăng huyết áp cần phải thăm khám bác sĩ sớm nhất
- Biến chứng tăng huyết áp: Căn bệnh nguy hiểm chớ nên bỏ qua
- Tăng huyết áp là gì? Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng ngừa và điều trị
- Tăng huyết áp uống gì? 10 món nước giúp giảm huyết áp nhanh
- 10 nguyên nhân tăng huyết áp hàng đầu có thể bạn chưa biết
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp