Chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp: Nên ăn gì và kiêng gì?
1. Chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp
Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tập trung vào các phương pháp điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc mà trong đó việc can thiệp trên chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp được chứng minh làm giảm đáng kể tình trạng tăng huyết áp. Nền tảng của chế độ ăn uống điều trị tăng huyết áp dựa trên 3 yếu tố:
- Chế độ ăn uống lành mạnh.
- Giảm lượng muối (natri) tiêu thụ.
- Giảm trọng lượng cơ thể.
Do đó, chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp hiệu quả chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp như béo phì, tình trạng ăn quá nhiều muối trong khẩu phần ăn và bên cạnh đó là hạn chế sử dụng rượu bia.
Cần kiểm soát chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp
2. Lời khuyên về chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp
Thực hiện kiểm soát chế độ ăn uống được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân tăng huyết áp. Thậm chí bệnh nhân có huyết áp ở mức mức tiền tăng huyết áp (huyết áp tâm thu từ 120 đến 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg) cũng nên áp dụng việc thay đổi chế độ ăn uống tương tự như bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp. Ngoài ra, bệnh nhân đang điều trị với các thuốc tăng huyết áp không đồng nghĩa với việc ngưng chế độ ăn uống lành mạnh mà thay vào đó, cả điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc đều bổ sung cho nhau một cách hiệu quả.
Lời khuyên quan trọng mà bệnh nhân tăng huyết áp cần ghi nhớ: Việc hạn chế natri là trọng tâm của quản lý chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp. Trước khi xây dựng chế độ ăn, bệnh nhân nên làm quen với việc đọc nhãn thực phẩm ghi rõ hàm lượng natri của thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn. Thực phẩm đã qua chế biến thường chứa nhiều natri. Chế độ ăn ít natri đôi khi kém ngon miệng hơn đối với những bệnh nhân đã quen với chế độ ăn nhiều natri; tuy nhiên, khẩu vị sẽ thích ứng nhanh chóng và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít natri hoàn toàn có thể được bệnh nhân chấp nhận dễ dàng.
Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia cũng ảnh hưởng nhiều đến huyết áp do đó theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA) về hướng dẫn chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe tim mạch, mỗi ngày không nên uống quá hai "đơn vị đồ uống có cồn" đối với nam giới và một "đơn vị đồ uống có cồn" đối với phụ nữ. (Một "đơn vị đồ uống có cồn" tương đương với khoảng 350 ml bia 5% độ cồn, 60ml rượu vang, hoặc 45 ml rượu 40% độ cồn).
Thực hiện kiểm soát chế độ ăn uống được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân tăng huyết áp
>> Xem thêm: 10 nguyên nhân tăng huyết áp hàng đầu có thể bạn chưa biết
3. Xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp
Chế độ ăn DASH đã được chứng minh có hiệu quả ở bệnh nhân tăng huyết áp sử dụng kèm các thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs). Chế độ ăn DASH viết tắt các chữ cái đầu của cụm từ Dietary Approaches to Stop Hypertension bao gồm:
- Ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm từ sữa ít béo.
- Cắt giảm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa.
- Ăn nhiều thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm và các loại hạt.
- Hạn chế muối (natri), đồ ngọt, đồ uống có đường và thịt đỏ.
Chế độ ăn nổi tiếng này này xuất phát từ nghiên cứu DASH trên tạp chí The New England Journal of Medicine. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin về việc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp dựa trên nghiên cứu DASH.
Chế độ ăn DASH và lượng muối tiêu thụ
Trong nghiên cứu gốc, chế độ ăn DASH giới hạn natri ở mức 2.300 mg/ngày. Đó là lượng natri có trong 1 thìa cà phê muối ăn.
Mức natri thấp hơn khuyến cáo của DASH khoảng 1500 mg/ngày là một phiên bản khác của chế độ ăn hạn chế muối. Bệnh nhân có thể chọn lựa mức natri tuỳ theo mong muốn và khẩu vị của mình.
Khẩu phần ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp
Chế độ ăn DASH khuyến khích bệnh nhân ăn thịt gia cầm, cá, các loại quả hạch và các loại đậu là nguồn bổ sung đạm thay vì thịt đỏ. (Thịt đỏ được định nghĩa là bất kỳ loại thịt nào lấy từ cơ của động vật có vú bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt dê, thịt bê, thịt cừu...).
Bệnh nhân cũng được khuyên dùng các sản phẩm sữa ít béo và không béo thay vì các sản phẩm sữa toàn chất béo; ăn rau và trái cây thay vì đồ ăn vặt và món tráng miệng có nhiều đường; có thể dùng bánh mì và mì ống/nui làm từ ngũ cốc nguyên hạt thay vì bột mì trắng; ăn trái cây thay vì uống nước hoa quả; sử dụng các loại dầu ăn có chất béo không bão hoà như dầu ô liu, hạt cải, đậu nành, đậu phộng, ngô, hướng dương, hoặc dầu rum thay vì bơ, dầu dừa, hoặc dầu hạt cọ.
Cuối cùng, nên hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn trừ khi hàm lượng muối của chúng đã được giảm bớt hoặc hầu như bị loại bỏ. Nếu không có điều kiện sử dụng rau củ tươi sống, có thể thay thế bằng các loại rau củ đông lạnh hoặc đóng hộp có chứa ít natri. Các loại thảo mộc, gia vị và trái cây họ cam quýt (nước trái cây hoặc vỏ) và các thành phần có tính axit khác như giấm có thể được thêm vào các món ăn để bù đắp cho hàm lượng natri thấp và thậm chí có thể được bệnh nhân ưa thích hơn thực phẩm có lượng natri cao.
Tổng kết
Bệnh nhân cần ghi nhớ 3 yếu tố nền tảng của chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp bao gồm: chế độ ăn uống lành mạnh (có thể áp dụng chế độ ăn DASH), giảm lượng muối trong bữa ăn và giảm trọng lượng cơ thể. Để thực hiện được điều đó, bệnh nhân cần tham vấn bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cũng như thói quen ăn uống để xây dựng cho mình một khẩu phần ăn phù hợp. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến cáo bệnh nhân nên phối hợp chế độ ăn với việc tập luyện các hoạt động thể dục, tăng cường thể chất 30 phút mỗi ngày trong 5-7/ngày/tuần. Cuối cùng, bệnh nhân không nên uống quá hai "đơn vị đồ uống có cồn" mỗi ngày đối với nam giới và một "đơn vị đồ uống có cồn" đối với phụ nữ hoặc những người nhẹ cân.
>> Xem thêm: Tăng huyết áp uống gì? 10 món nước giúp giảm huyết áp nhanh
Nguồn tham khảo:
1. Dietary Therapy in Hypertension
https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejmct0911013
2. A Clinical Trial of the Effects of Dietary Patterns on Blood Pressure
https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejm199704173361601
3. DASH Diet and High Blood Pressure
https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/dash-diet
4. Cancer: Carcinogenicity of the consumption of red meat and processed meat
5. DASH diet: Healthy eating to lower your blood pressure
6. Effects on Blood Pressure of Reduced Dietary Sodium and the Dietary Approaches to Stop Hypertension (DASH) Diet
https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejm200101043440101
7. 2021 Dietary Guidance to Improve Cardiovascular Health: A Scientific Statement From the American Heart Association
https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/CIR.000000000000103
VN_GM_CV_211; EXP: 31/05/2024
- Các ứng dụng di động theo dõi sức khoẻ cho người tăng huyết áp
- Công thức nấu ăn cho người tăng huyết áp: Thực đơn 7 ngày
- 4 tác động của tăng huyết áp đến sức khỏe tinh thần cần lưu ý
- Tăng huyết áp và giấc ngủ: Mức độ ảnh hưởng, biến chứng và phòng ngừa
- Tình dục và tăng huyết áp có mối liên quan và mức độ ảnh hưởng ra sao?
- Giải pháp quản lý tăng huyết áp tại nơi làm việc đơn giản và hiệu quả
- Chi tiết về huyết áp kẹt: Mức độ nguy hiểm và hướng dẫn phòng ngừa
- Người huyết áp cao nên ăn gì và kiêng gì? Lối sống hiện đại ảnh hưởng tới tăng huyết áp như thế nào?
- Hiểu rõ chỉ số huyết áp và nguyên nhân tăng huyết áp ở giới trẻ
- Kiểm soát chỉ số huyết áp và tần số tim tại nhà với 10 cách đơn giản
- Tần số tim là gì? Chỉ số tần số tim bao nhiêu là bình thường?
- 7 cách quản lý huyết áp tại nhà có thể bạn chưa biết
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp