Cuộc sống của bệnh nhân sau khi đã làm bạn với bệnh lý tăng huyết áp
Hội Tim mạch học Việt Nam
Cuộc sống mới sau khi đã làm bạn với bệnh lý tăng huyết áp (THA)
Cuộc sống của bệnh nhân sau khi đã làm bạn với bệnh lý tăng huyết áp
Bệnh nhân một khi đã được chẩn đoán tăng huyết áp thường sẽ có nhiều thắc mắc liên quan đến việc điều trị như tôi phải uống thuốc trong bao lâu, tôi phải kiêng ăn uống những thực phẩm nào hoặc tôi phải làm gì để có thể cải thiện sức khỏe của mình và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh lý tăng huyết áp.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hình dung được những gì cần phải làm và thay đổi để giúp cuộc sống tích cực và khỏe mạnh hơn đối với bệnh nhân tăng huyết áp.
1. Những biện pháp điều trị tăng huyết áp không cần dùng thuốc
Có rất nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các biện pháp thay đổi lối sống giúp làm hạ huyết áp và cải thiện hiệu quả điều trị THA.
Phương pháp điều trị tăng huyết áp mà không dùng thuốc
>> Xem thêm: Bệnh nhân tăng huyết áp nên ăn gì và kiêng gì?
Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Việt Nam/Phân Hội THA Việt Nam 2022 (VNHA/VSH), có 6 biện pháp đã được chứng minh và có thể áp dụng để giúp bệnh nhân THA cải thiện sức khỏe, phòng ngừa và quản lý THA bao gồm [2]:
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Giảm tiêu thụ thịt đỏ, giảm các sản phẩm sữa giàu chất béo và thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, cholesterol hoặc chất béo chuyển hoá; ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm từ sữa ít béo.
Đặc biệt, việc tiêu thụ thịt đỏ trong nhiều nghiên cứu cho thấy có liên quan đến việc gia tăng đến 22% nguy cơ tăng huyết áp [2,3].
Giảm cân
Duy trì được cân nặng lý tưởng theo BMI. Giảm 1kg cân nặng có thể giúp làm giảm 1mmHg huyết áp tâm thu theo khuyến cáo của VNHA/VSH 2022.
Một nghiên cứu khác cho thấy mỗi giảm 10kg cân nặng có thể giúp giảm từ 5-20 mmHg huyết áp tâm thu [2,4].
Giảm ăn mặn, giảm lượng natri trong khẩu phần ăn
Việc hạn chế natri là trọng tâm chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tăng huyết áp. Cứ mỗi 1 gam Natri tăng thêm trong chế độ ăn làm tăng HA tâm thu lên khoảng 2.5 mmHg.
Mức natri tối ưu được khuyến cáo là <1500mg/ngày nhưng thực tế rất ít bệnh nhân có thể thực hiện được điều này. Lời khuyên hợp lý là bệnh nhân có thể giảm dần từng chút một lượng muối tiêu thụ hằng ngày để thích ứng dần với khẩu vị thực phẩm [2,5].
Tăng lượng kali trong khẩu phần ăn
Khoảng 6% trường hợp THA có thể liên quan đến chế độ ăn nghèo kali. Việc thay đổi chế độ ăn nhiều kali được khuyến cáo với mục tiêu tối ưu 3500-5000 mg/ngày. Một số thực phẩm giàu kali có thể kể đến như chuối, bơ, cam, đậu khoai tây, cà chua, cá ngừ...[2,6,7]
Tăng cường hoạt động thể lực
Người lớn được khuyến cáo nên dành ít nhất 2 giờ 30 phút/tuần với các bài tập thể dục cường độ vừa phải, chẳng hạn như thể dục nhịp điệu, đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp. (Ví dụ: tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần) [2];
Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn
Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA), mỗi ngày không nên uống quá hai "đơn vị đồ uống có cồn" đối với nam giới và một "đơn vị đồ uống có cồn" đối với phụ nữ. (Một "đơn vị đồ uống có cồn" tương đương với khoảng 350 ml bia 5% độ cồn, 60ml rượu vang, hoặc 45 ml rượu 40% độ cồn) [8].
2. Cộng động bệnh nhân Tăng huyết áp ở Việt Nam
Cộng động bệnh nhân THA ở Việt Nam ở Việt Nam, tăng huyết áp là bệnh lý ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng.
Tỷ lệ THA ở Việt Nam tăng đáng kể từ năm 2000 và 1 số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân THA ở Việt Nam dao động từ 35-45%. Nhiều nỗ lực can thiệp cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện việc quản lý THA đã được thực hiện ở Việt Nam.
Chương trình nổi bật như Communities for Healthy Hearts (CH2) được thực hiện tại 4 quận trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh từ năm 2016-2019 bao gồm: quận 8, quận 12, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức.
Với mục tiêu cải thiện nhận thức và điều trị tăng huyết áp ở người lớn trên 40 tuổi thông qua thay đổi hành vi, cải thiện cơ sở vật chất sẵn có của hệ thống y tế, tăng cường việc chẩn đoán - theo dõi bệnh nhân trong quá trình can thiệp và lấy bệnh nhân làm trung tâm.
Chương trình nhận được sự tham gia đông đảo của cộng đồng THA được tiếp cận lên đến hơn 1 triệu 100 nghìn người với các kênh truyền thông/mạng xã hội trên 31.000 lượt thích và theo dõi, trên 120.000 người lớn trên 40 tuổi tham gia tầm soát tăng huyết áp, trong đó 25% có tăng huyết áp và được chuyển đến các trung tâm y tế tuyến cao hơn [9,10].
>> Xem thêm: Top 11 cách trị tăng huyết áp tại nhà cực kỳ hiệu quả
Nguồn tham khảo
1. Khuyến cáo của Phân Hội Tăng Huyết Áp - Hội Tim Mạch Học Việt Nam (VSH/VNHA) về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2022
https://hntmmttn.vn/upload/attach/202291214352.pdf
2. Dhungana, R.R., Pedisic, Z. & de Courten, M. Implementation of non-pharmacological interventions for the treatment of hypertension in primary care: a narrative review of effectiveness, cost-effectiveness, barriers, and facilitators. BMC Prim. Care 23, 298 (2022). https://doi.org/10.1186/s12875-022-01884-8
3. Zhang, Y., Zhang, Dz. Red meat, poultry, and egg consumption with the risk of hypertension: a meta-analysis of prospective cohort
4 / 5
studies. J Hum Hypertens 32, 507–517 (2018). https://doi.org/10.1038/s41371-018-0068-8
4. Ghadieh AS, Saab B. Evidence for exercise training in the management of hypertension in adults. Can Fam Physician. 2015;61(3):233‐239
5. Mente A, O’Donnell MJ, Rangarajan S, McQueen MJ, Poirier P, Wielgosz A, Morrison H, Li W, Wang X, Di C, et al. Association of urinary sodium and potassium excretion with blood pressure. N Engl J Med. 2014;371(7):601–11.
DOI: 10.1056/NEJMoa1311989
6. Kieneker LM, Gansevoort RT, Mukamal KJ, de Boer RA, Navis G, Bakker SJ, Joosten MM. Urinary potassium excretion and risk of developing hypertension: the prevention of renal and vascular end-stage disease study. Hypertension. 2014;64(4):769–76.
https://doi.org/10.1161/HYPERTENSIONAHA.114.03750
7. How Potassium Can Help Control High Blood Pressure
https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/changes-you-can-make-to-manage-high-blood-pressure/how-potassium-can-help-control-high-blood-pressure
8. 2021 Dietary Guidance to Improve Cardiovascular Health: A Scientific Statement From the American Heart Association
https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/CIR.0000000000001031
9. McGuire H, Van TB, Thi Thu HL, Nguyen Thanh H, Murray M, Shellaby J, Aerts A, George R, Hodges M. Improving hypertension awareness and management in Vietnam through a community-based model. Sci Rep. 2022 Nov 18;12(1):19860. doi: 10.1038/s41598-022-22546-w. PMID: 36400798; PMCID: PMC9673873.
5 / 5
https://www.nature.com/articles/s41598-022-22546-w
10. Tran TA, Hoang VM, Adler AJ, Shellaby JT, Bui VT, McGuire H, Le TT, Nguyen TV, Hoang TA, Le MD, Nguyen TT, Hoang HH, Bui PL, Khuong QL, Nguyen BN, Tran TN, Tran TP, Nguyen TN, Do VV, Nguyen TV. Strengthening local health systems for hypertension prevention and control: the Communities for Healthy Hearts program in Ho Chi Minh City, Vietnam. J Glob Health Sci. 2020 Jun;2(1):e15. https://doi.org/10.35500/jghs.2020.2.e15
VN_GM_CV_330;exp:30/6/2025
- Người huyết áp cao nên ăn gì và kiêng gì? Lối sống hiện đại ảnh hưởng tới tăng huyết áp như thế nào?
- Hiểu rõ chỉ số huyết áp và nguyên nhân tăng huyết áp ở giới trẻ
- Kiểm soát chỉ số huyết áp và tần số tim tại nhà với 10 cách đơn giản
- Tần số tim là gì? Chỉ số tần số tim bao nhiêu là bình thường?
- 7 cách quản lý huyết áp tại nhà có thể bạn chưa biết
- 8 loại thuốc hạ huyết áp được chỉ định trong điều trị phổ biến
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đúng cách và hiệu quả
- 6 Dấu hiệu tăng huyết áp cần phải thăm khám bác sĩ sớm nhất
- Biến chứng tăng huyết áp: Căn bệnh nguy hiểm chớ nên bỏ qua
- Tăng huyết áp là gì? Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng ngừa và điều trị
- Tăng huyết áp uống gì? 10 món nước giúp giảm huyết áp nhanh
- Top 11 cách trị tăng huyết áp tại nhà cực kỳ hiệu quả
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp