Bạn ơi, hãy dừng ngay các thói quen tự hạ áp tại nhà
Thông tin được bảo trợ bởi Hội Tim Mạch Việt Nam
1 .Vấn đề tự dùng thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp (THA), việc kiểm soát huyết áp có vai trò quan trọng giúp làm giảm các biến cố tim mạch có thể xảy đến. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân THA có mức huyết áp được kiểm soát tốt [1].
Điều này có thể là do một số rào cản nhất định khiến cho việc điều trị THA không hiệu quả như không tuân thủ việc dùng thuốc, thiếu sự tư vấn đầy đủ từ bác sĩ, nỗi lo lắng phải dùng thuốc suốt đời [2].
1.1 Hệ quả của việc tự dùng thuốc
Hệ quả là bệnh nhân nhiều khả năng sẽ tự tìm kiếm các biện pháp tự điều trị việc hạ áp tại nhà như sử dụng các sản phẩm thuốc bao gồm thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, các thuốc thảo dược, vitamin hay thậm chí cả các loại thuốc không kê đơn (OTC).
THA là một bệnh lý mạn tính, dai dẳng và điều này càng gia tăng khả năng bệnh nhân tự ý sử dụng các biện pháp điều trị hạ áp cho bản thân [1]. Điều này xuất phát từ một vài lý do như muốn giảm triệu chứng của THA, muốn tự hạ thêm mức huyết áp cũng như là chưa tin tưởng hiệu quả hạ áp mà các thuốc y học thông thường (như các thuốc ức chế men chuyển/ức chế thụ thể, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn thụ thể beta...) mang lại [2].
1.2 Sử dụng thực phẩm thay thế
Theo một nghiên cứu, có đến 25% bệnh nhân sử dụng các thực phẩm bổ sung và các điều trị thay thế (complementary and alternative medicines - CAMs) - chủ yếu là các thuốc thảo dược để tự hạ áp.
Lý do của việc tự sử dụng này xuất phát đa phần từ lời khuyên của bạn bè, hàng xóm cùng với sự đặt niềm tin của người bệnh vào những loại thuốc thay thế, sự không hài lòng với các thuốc y học thông thường và mong muốn giảm được chi phí điều trị.
Các loại thảo dược bệnh nhân thường tự sử dụng bao gồm: tỏi, bạch quả, gừng, nhân sâm, lô hội, nước hoa hồng, chanh, lá trà xanh và thậm chí cả những loại thực phẩm chiết xuất từ động vật như dầu gan cá tuyết hoặc dầu cá [1].
2. Những nguy cơ có thể xảy đến khi tự điều trị với các thuốc thảo dược
Ngày càng có nhiều báo cáo chỉ ra rằng việc tự sử dụng các loại thực phẩm chức năng, đặc biệt là các thuốc thảo dược có thể đem lại những nguy cơ nghiêm trọng cho bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch bao gồm cả THA.
2.1 Tỏi
Một số ví dụ có thể kể đến như tỏi, được cho là có khả năng tăng cường miễn dịch và thường dùng để làm giảm cholesterol và giúp hạ áp nhưng tỏi có thể gây tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nguy hiểm ở bệnh nhân tăng huyết áp có các bệnh lý tim mạch kèm theo và đang sử dụng aspirin hoặc các thuốc kháng đông. Tuy nhiên, tỏi thậm chí còn chưa được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp [3].
2.2 Nhân sâm
Nhân sâm có cả tác dụng gây tăng huyết áp và hạ huyết áp. Việc lạm dụng nhân sâm gây nên tăng huyết áp, tiêu chảy và rối loạn hành vi tâm thần [4].
2.3 Bạch quả
Bạch quả là một trong những thảo dược bán chạy nhất tại Mỹ cho điều trị sa sút trí tuệ. Các chỉ định khác của những chế phẩm thảo dược chứa bạch quả bao gồm: bệnh lý tim mạch, bệnh lý mạch máu não, trầm cảm, chứng quên/mất trí nhớ, …
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây nhằm đánh giá hiệu quả về cải thiện nhận thức, trí nhớ và lợi ích cho bệnh lý tim mạch vành không cho thấy hiệu quả khác biệt của bạch quả so với giả dược [4,5]. Hơn nữa, việc sử dụng đồng thời bạch quả với các thuốc chống kết tập tiểu cầu (như aspirin), các thuốc kháng đông làm tăng nguy cơ chảy máu.
Các nghiên cứu cũng cho thấy bạch quả làm giảm hiệu quả điều trị của nifedipine (một loại thuốc chẹn kênh calci dùng trong điều trị tăng huyết áp) do tương tác qua hệ thống chuyển hóa cytochrome P450 ở gan [4].
2.4 Trà xanh
Trà xanh giàu vitamin và flavonoid. Một số nghiên cứu quan sát cho thấy trà xanh có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh đồng mắc về tim mạch khi dùng ở liều cao (ít nhất 3 cốc trà 1 ngày) và lâu dài. Tuy nhiên, trà xanh có thể gây tổn thương gan [3].
Kết luận
Nhìn chung thì những loại thảo dược từ lâu đã được con người sử dụng hàng thế kỷ, trước thời đại của các thuốc tim mạch ngày nay. Mặc dù chúng có thể mang lại một số lợi ích nhất định cho con người nhưng trước hết, chúng cần được nghiên cứu một cách khoa học để có thể xác định rõ ràng hiệu quả cũng như khả năng gây hại khi dùng chung với các thuốc y học thông thường đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị THA nói riêng và các bệnh lý tim mạch nói chung.
Vì vậy bệnh nhân trước khi sử dụng một loại thuốc nào đó không được chỉ định bởi bác sĩ, các loại thuốc không kê đơn hoặc thực phẩm/dược phẩm bổ sung nên thảo luận với bác sĩ. Việc này không những giúp cho bệnh nhân tránh được những tương tác có hại khi dùng chung với các thuốc sẵn có mà còn giúp cho bác sĩ có thêm những thông tin đầy đủ trong việc quản lý, theo dõi và điều trị bệnh.
Nguồn tham khảo
1. Rahmawati, R., & Bajorek, B. V. (2017). Self-medication among people living with hypertension: a review. Family practice, 34(2), 147-153.
2. Joachimdass, R. J., Subramaniam, K., Sit, N. W., Lim, Y. M., Teo, C. H., Ng, C. J., ... & Loganathan, A. (2021). Self-management using crude herbs and the health-related quality of life among adult patients with hypertension living in a suburban setting of Malaysia. Plos one, 16(9), e0257336.
3. As use of herbal remedies soars, patients taking these and cardiovascular medications may be at heightened risk of dangerous, potentially life-threatening interactions. American College of Cardiology. (2010, February 1).
https://www.acc.org/About-ACC/Press-Releases/2010/02/22/11/39/1
4. Tachjian, A., Maria, V., & Jahangir, A. (2010). Use of herbal products and potential interactions in patients with cardiovascular diseases. Journal of the American College of Cardiology, 55(6), 515-525.
5. Herbal medications in Cardiovascular Medicine. American College of Cardiology. (2017, March 2).
https://www.acc.org/latest-in-cardiology/ten-points-to-remember/2017/03/02/12/27/herbal-medications-in-cardiovascular-medicine
VN_GM_CV_358;exp: 30/7/2025
Tăng huyết áp về đêm: những điều cần biết
Chỉ số thứ ba cần quan tâm trong điều trị tăng huyết áp
Hãy lắng nghe nhịp tim của bạn khi bạn đang có vấn đề về tăng huyết áp nhé
Liệu chúng ta có thể kiểm soát huyết áp tại nhà
Bỏ túi ngay một số mẹo nhỏ khi tự đo huyết áp tại nhà
Cuộc sống mới của bạn sau khi đã làm bạn với Bệnh lý tăng huyết áp
Những con số quan trọng bạn cần hỏi chuyên gia khi thăm khám tăng huyết áp (THA)
Thói quen giúp giới trẻ tránh xa bệnh tim mạch
Sưởi ấm trái tim mùa đông lạnh
Những cách giúp hạ huyết áp tại nhà
Yếu tố nguy cơ và hậu quả của không kiểm soát huyết áp
Việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp giúp ích như thế nào trong việc kiểm soát biến cố tim mạch
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp