Cao huyết áp ở người trẻ: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Tăng huyết áp là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh thường gặp ở nhóm dân số cao tuổi tuy nhiên các nghiên cứu dịch tễ học gần đây đã cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm dân số trẻ đang ngày càng gia tăng.
Nghiên cứu CARDIA (Coronary Artery Risk Development in Young Adults) - một nghiên cứu đoàn hệ thực hiện trên dân số trẻ từ 18-30 tuổi ở Mỹ cho thấy tỷ lệ mới mắc tăng huyết ngày càng tăng ở nhóm tuổi này. Tỷ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu là 20% ở nhóm dân số trẻ từ 18 - 30 tuổi.
Nghiên cứu còn mang lại thêm những thông tin quan trọng về các yếu tố nguy cơ xuất hiện ở giai đoạn tuổi trẻ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành trong tương lai mà trong đó huyết áp cao tuổi trẻ là yếu tố nguy cơ tiên đoán chính xác nguy cơ vôi hóa động mạch vành sau 15 năm.
Tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ
Hướng dẫn của các tổ chức y khoa trên thế giới đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về bệnh tăng huyết áp trẻ tuổi là khi bệnh nhân mắc tăng huyết áp ở độ tuổi dưới 50 tuổi hoặc dưới 40 tuổi (thậm chí có thể là dưới 30 tuổi).
Thống kê trên thế giới năm 2000 ước tính cao huyết áp ở người trẻ tuổi trong độ tuổi 20-29 tuổi lần lượt là 12,7% ở nam và 7,4% ở nữ; tỉ lệ này tăng lên 18,4% ở nam và 12,6% ở nữ trong độ tuổi 30-39 tuổi.

>> Xem thêm: Hiểu rõ chỉ số huyết áp và nguyên nhân tăng huyết áp ở giới trẻ
Các yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp ở người trẻ
Các yếu tố nguy cơ cho tăng huyết áp đã biết từ lâu như lối sống ít vận động, béo phì, đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ này ngày càng phổ biến ở người trẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng các yếu tố nguy cơ trên thì chưa đủ để giải thích cho tỷ lệ tăng huyết áp trẻ tuổi ngày càng gia tăng.
Có thể có sự đóng góp nhất định của yếu tố nguy cơ khác như các yếu tố tâm lý, xã hội và dinh dưỡng. Thật vậy, trong nghiên cứu CARDIA, tình trạng trầm cảm là yếu tố giúp tiên toán tăng huyết áp trẻ tuổi ở thanh niên từ 22-35 tuổi.

>> Xem thêm: 8 loại thuốc hạ huyết áp được chỉ định trong điều trị phổ biến
Bên cạnh đó, lối sống ít vận động là một yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp thường gặp và điều này gợi ý rằng những người trẻ thường xuyên hoạt động thể dục thể thao sẽ ít bị tăng huyết áp hơn. Tuy nhiên lưu ý rằng trong một nghiên cứu, khoảng 12,2% vận động viên tham gia tập tạ với mức tạ nặng cho kết quả tăng huyết áp đáng kể. Vì vậy, đối với các vận động viên, nguy cơ tăng huyết áp vẫn có thể xảy ra.
Tăng huyết áp có nguy hiểm không
Tăng huyết áp có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe ngay cả ở người trẻ. Trong ngắn hạn, tăng huyết áp có liên quan đến tỷ lệ phì đại thất trái cao và liên quan đến những thay đổi về thể tích não, sự gia tăng thể tích chất trắng. Điều đó cho thấy rằng tăng huyết áp ở người trẻ tuổi có thể ảnh hưởng đến tim mạch và não bộ. Những tác động này có liên quan đến việc xảy ra các biến cố tim mạch nguy hiểm trong tương lai.
Chẩn đoán và điều trị cao huyết áp ở người trẻ
Chẩn đoán tăng huyết áp ở bệnh nhân trẻ tuổi tương tự như đối với dân số chung theo hướng dẫn của các hiệp hội Y khoa trên thế giới. Một khi chẩn đoán được xác lập, các thăm khám và xét nghiệm khác nên được thực hiện để xác định nguyên nhân thứ phát có thể gây ra tăng huyết áp ở bệnh nhân trẻ tuổi và tìm bằng chứng tổn thương các cơ quan nếu có.

Điều này đặc biệt quan trọng vì việc tìm ra và điều trị nguyên nhân thứ phát có thể giúp kiểm soát, điều trị tăng huyết áp tốt hơn và giúp làm chậm diễn tiến tổn thương ở các cơ quan đặc biệt là ở thận và não.
Việc quản lý và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp trẻ tuổi cũng giống như ở người lớn tuổi. Điều trị nên bao gồm cả việc thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc theo khuyến cáo từ các hiệp hội Y khoa uy tín.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người trẻ tuổi bị cao huyết áp được kiểm soát tốt thì thấp hơn so với nhóm bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi. Mặc dù bệnh nhân trẻ cũng được khám sức khỏe đều đặn nhưng tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi được điều trị với thuốc tăng huyết áp thì thấp hơn so với nhóm bệnh nhân trung niên hoặc cao tuổi.
Do đó, việc nâng cao nhận thức của người trẻ về bệnh tăng huyết áp đi kèm với việc chẩn đoán, điều trị sớm là chìa khóa để giảm nguy cơ tim mạch trong tương lai.
Tổng kết
Tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng tăng đã được quan sát thấy ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, việc chẩn đoán vẫn còn chậm trễ và thời gian điều trị thường bị trì hoãn ở những bệnh nhân này. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa nguy cơ tim mạch trong tương lai và các biến chứng do tăng huyết áp không kiểm soát được ở người trẻ tuổi. Vì vậy đòi hỏi cần phải gia tăng nhận thức của người trẻ về bệnh lý tăng huyết áp đồng thời với việc tầm soát và điều trị tăng huyết áp kịp thời để ngăn ngừa các biến cố tim mạch trong tương lai.
>> Xem thêm: Tăng huyết áp uống gì? 10 món nước giúp giảm huyết áp nhanh
Nguồn tham khảo:
1. Investigation and Treatment of High Blood Pressure in Young People
Too Much Medicine or Appropriate Risk Reduction?
https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/HYPERTENSIONAHA.119.13820
2. Trends in the Prevalence, Awareness, Treatment, and Control of Hypertension Among Young Adults in the United States, 1999 to 2014
https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/hypertensionaha.117.09801
3. Hypertension in young adults
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26821528/
4. The Coronary Artery Risk Development In Young Adults (CARDIA) Study
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0735109721051718
VN_GM_CV_220;exp:30/06/2024
8 loại thuốc hạ huyết áp được chỉ định trong điều trị phổ biến
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đúng cách và hiệu quả
6 Dấu hiệu tăng huyết áp cần phải thăm khám bác sĩ sớm nhất
Biến chứng tăng huyết áp: Căn bệnh nguy hiểm chớ nên bỏ qua
Tăng huyết áp là gì? Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng ngừa và điều trị
Tăng huyết áp uống gì? 10 món nước giúp giảm huyết áp nhanh
Top 11 cách trị tăng huyết áp tại nhà cực kỳ hiệu quả
10 nguyên nhân tăng huyết áp hàng đầu có thể bạn chưa biết
Ảnh hưởng của stress đến tăng huyết áp và phương pháp điều chỉnh
Tăng huyết áp về đêm: Sự phổ biến, cách nhận biết và quản lý huyết áp
Tần số tim và huyết áp: Hai chỉ số cần quan tâm khi điều trị
2 thói quen tự hạ áp tại nhà nguy hiểm người bệnh cần tránh thực hiện
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp