Kiểm soát huyết áp tại nhà: Lợi ích và phương pháp kiểm soát tại nhà
Thông tin được bảo trợ bởi Hội Tim Mạch Việt Nam
1. Lợi ích của việc tự kiểm soát huyết áp tại nhà là gì?
Các bệnh mạn lý mạn tính, đặc biệt là bệnh lý liên quan đến tim mạch, là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Quản lý và kiểm soát các bệnh lý mạn tính là một quá trình dài dòng và phức tạp. Bệnh nhân và bác sĩ đòi hỏi phải thống nhất với nhau về các biện pháp, chế độ ăn uống, luyện tập, điều trị để cùng đạt được mục tiêu cuối cùng là kiểm soát bệnh [1].
Kiểm soát huyết áp tại nhà giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm
>> Xem thêm: Những cách giúp hạ huyết áp tại nhà
Đối với bệnh lý THA, khả năng tự thực hành kiểm soát huyết áp tại nhà của bệnh nhân THA từ lâu đã được xem là thành phần quan trọng trong quá trình quản lý tăng huyết áp và điều này được tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo thực hiện để nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị hạ áp ở bệnh nhân THA. Lợi ích mang lại của việc tự thực hành kiểm soát huyết áp là giúp kiểm soát tốt mức HA, ngăn ngừa và làm giảm thiểu biến chứng, tàn tật và tử vong do bệnh mang lại [2].
2. Các hoạt động giúp kiểm soát huyết áp tại nhà
Thay đổi lối sống lành mạnh để kiểm soát huyết áp
>> Xem thêm: Top 11 cách trị tăng huyết áp tại nhà cực kỳ hiệu quả
Thay đổi lối sống là điều kiện tiên quyết
Trọng tâm của việc kiểm soát huyết áp tại nhà bao gồm việc kết hợp sự tuân thủ điều trị và điều chỉnh lối sống (bao gồm không hút thuốc lá, không dùng đồ uống có cồn, giảm cân, thực hiện chế độ ăn nhạt, tăng cường vận động thể chất), thường xuyên tự đo huyết áp tại nhà và giảm các stress trong cuộc sống.
Để thực hiện được điều đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân có kiến thức tốt bệnh THA và cách điều trị sẽ chú trọng hơn trong việc tự thực hành chăm sóc bản thân trong kiểm soát HA. Thật vậy, việc tự kiểm soát huyết áp tại nhà phải kéo dài cả đời, mang lại nhiều khó khăn và thách thức.
Bệnh nhân thường cảm thấy nản lòng vì thiếu kiến thức, thiếu công cụ hỗ trợ cần thiết [3]. Vì vậy, các chương trình giúp tự quản lý huyết áp tại nhà cần phải nhấn mạnh cho bệnh nhân rằng bản thân họ chính là người phải tự chăm sóc cho mình và họ cần tìm thêm sự hỗ trợ, động viên của gia đình, cộng đồng trong suốt quá trình thực hiện [1].
Thiết lập mục tiêu chung hoặc mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được việc điều chỉnh lối sống, một mục tiêu đích phải được thiết lập với sự đồng thuận của bác sĩ điều trị và bệnh nhân. Mục tiêu đó có thể là mục tiêu chung (như hạn chế số buổi nhậu trong tháng, tăng cường tập thể dục) hoặc mục tiêu cụ thể (hạn chế số lượng đồ uống có cồn tiêu thụ hằng tuần, tập thể dục 3 lần/tuần.
Một điều lưu ý nữa là một số bệnh nhân có thể cải thiện huyết áp chỉ cần thông qua chế độ ăn uống hoặc chỉ cần qua chế độ tập luyện hoặc giảm muối trong khẩu phần ăn. Vì vậy, việc lựa chọn khởi đầu quá trình điều trình lối sống không nhất thiết bao hàm tất cả các thay đổi một cách đột ngột mà cần điều chỉnh thích hợp tùy thuộc mỗi cá nhân [1].
Học cách đo huyết áp tại nhà với một thái độ tích cực
Bên cạnh đó, một trong những hoạt động quan trọng mà bệnh nhân đóng góp vai trò chính trong việc quản lý THA đó là khả năng tự đo huyết áp tại nhà. Trị số huyết áp có thể khác nhau khi đo tại phòng khám so với khi đo ngoài phòng khám. Hơn nữa, nếu huyết áp đo ngoài phòng khám tăng cao thì đây chính là một yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập đối với huyết áp đo tại phòng khám [4].
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc đo huyết áp tại nhà và cung cấp cho bác sĩ điều trị trong quá trình thăm khám làm cải thiện khả năng kiểm soát huyết áp, giảm biến cố tim mạch, giúp dự đoán nguy cơ tim mạch và còn giúp chẩn đoán các trường hợp THA như THA áo choàng trắng. Hơn nữa, đo huyết áp tại nhà là biện pháp rẻ tiền, dễ thực hiện và vì vậy được nhiều hiệp hội THA khuyến cáo nên thực hiện ở bệnh nhân THA [5,6].
Kết luận
Bệnh nhân hoàn toàn có khả năng tự kiểm soát huyết áp tại nhà bằng các biện pháp thay đổi lối sống và tự đo huyết áp tại nhà để có thể cùng bác sĩ điều trị nâng cao hiệu quả điều trị tăng huyết áp. Bên cạnh đó, những nguồn lực hỗ trợ của người thân, gia đình và sự tự giáo dục, tìm hiểu các kiến thức về THA và điều trị cũng sẽ góp phần củng cố việc tự thực hành kiểm soát huyết áp tại nhà của người bệnh.
>> Xem thêm: 7 cách quản lý huyết áp tại nhà có thể bạn chưa biết
Nguồn tham khảo:
1. Bosworth, H. B., Powers, B. J., & Oddone, E. Z. (2010). Patient self-management support: novel strategies in hypertension and heart disease. Cardiology clinics, 28(4), 655-663.
2. Abdisa, L., Balis, B., Shiferaw, K., Debella, A., Bekele, H., Girma, S., ... & Letta, S. (2022). Self-care practices and associated factors among hypertension patients in public hospitals in Harari regional state and Dire Dawa City administration, Eastern Ethiopia: A multi-center cross-sectional study. Frontiers in Public Health, 10, 911593.
3. Konlan, K. D., & Shin, J. (2023). Determinants of Self-Care and Home-Based Management of Hypertension: An Integrative Review. Global Heart, 18(1).
4. Shimbo, D., Artinian, N. T., Basile, J. N., Krakoff, L. R., Margolis, K. L., Rakotz, M. K., ... & American Heart Association and the American Medical Association. (2020). Self-measured blood pressure monitoring at home: a joint policy statement from the American Heart Association and American Medical Association. Circulation, 142(4), e42-e63
5. Kario, K., Park, S., Buranakitjaroen, P., Chia, Y. C., Chen, C. H., Divinagracia, R., ... & Wang, J. G. (2018). Guidance on home blood pressure monitoring: a statement of the HOPE Asia Network. The Journal of Clinical Hypertension, 20(3), 456-461
6. George, J., & MacDonald, T. (2015). Home blood pressure monitoring. European Cardiology Review, 10(2), 95.
VN_GM_CV_366;exp:30/8/2025
- Người huyết áp cao nên ăn gì và kiêng gì? Lối sống hiện đại ảnh hưởng tới tăng huyết áp như thế nào?
- Hiểu rõ chỉ số huyết áp và nguyên nhân tăng huyết áp ở giới trẻ
- Kiểm soát chỉ số huyết áp và tần số tim tại nhà với 10 cách đơn giản
- Tần số tim là gì? Chỉ số tần số tim bao nhiêu là bình thường?
- 7 cách quản lý huyết áp tại nhà có thể bạn chưa biết
- 8 loại thuốc hạ huyết áp được chỉ định trong điều trị phổ biến
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đúng cách và hiệu quả
- 6 Dấu hiệu tăng huyết áp cần phải thăm khám bác sĩ sớm nhất
- Biến chứng tăng huyết áp: Căn bệnh nguy hiểm chớ nên bỏ qua
- Tăng huyết áp là gì? Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng ngừa và điều trị
- Tăng huyết áp uống gì? 10 món nước giúp giảm huyết áp nhanh
- Top 11 cách trị tăng huyết áp tại nhà cực kỳ hiệu quả
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp