NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI ĐANG BỊ TĂNG HUYẾT ÁP HOẶC CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH KHÁC
Các can thiệp điều trị không dùng thuốc (chủ yếu là thay đổi lối sống và chế độ ăn) là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp hoặc bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn DASH được xếp hạng cao nhất về hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được chế độ ăn DASH là gì, cách thực hiện và ngoài ra sẽ cung cấp thêm những lời khuyên toàn diện khác liên quan đến lối sống có lợi cho bệnh nhân tăng huyết áp.
Chế độ ăn DASH và lời khuyên cho bệnh nhân tăng huyết áp
Năm 1997, nghiên cứu DASH (viết tắt của cụm từ Dietary Approaches to Stop Hypertension - Chế độ ăn ngăn ngừa tăng huyết áp) xuất hiện trên tạp chí y khoa nổi tiếng thế giới The New England Journal of Medicine (NEJM). Kể từ đó, chế độ ăn DASH đã nhanh chóng trở thành chế độ ăn được khuyến cáo cho hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp trên toàn thế giới. Hơn 25 năm đã trôi qua, rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện dựa trên chế độ ăn DASH và những nghiên cứu này đều cho các kết quả nhất quán rằng chế độ ăn DASH giúp làm giảm huyết áp trên nhiều nhóm bệnh nhân với nhiều mức độ tăng huyết áp khác nhau và kể cả trên bệnh nhân tiền tăng huyết áp.
Chế độ ăn DASH - được đề xuất bởi Viện Tim, Phổi, Huyết học quốc gia Hoa Kỳ (National Heart, Lung, and Blood Institute) bao gồm 2 nội dung quan trọng sau đây:
Nội dung thứ nhất
- Chế độ ăn DASH khuyên bệnh nhân tăng huyết áp nên ăn khẩu phần ăn ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa và cholesterol), tăng cường khẩu phần ăn nhiều trái cây, rau quả, sữa và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm và các loại hạt.
- Lời khuyên cho bệnh nhân tăng huyết áp không nên ăn nhiều thịt đỏ, đồ ngọt, đường bổ sung hoặc đồ uống có đường. Đây là chế độ ăn điển hình của người Mỹ.
- Chế độ ăn DASH cũng khuyến khích bệnh nhân nên ăn các thực phẩm giàu khoáng chất (kali, canxi và magiê...), protein và chất xơ.
- Nghiên cứu DASH cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp chỉ cần bổ sung nhiều rau quả vào chế độ ăn thì đã có tác dụng làm giảm huyết áp. Thậm chí, nếu tuân thủ chế độ ăn DASH thì huyết áp sẽ giảm nhiều và nhanh chỉ trong vòng 2 tuần.
>> Xem thêm: Vai trò của tần số tim trong kiểm soát huyết áp
Nội dung thứ hai
- Khuyến cáo thứ hai dành cho bệnh nhân tăng huyết áp là tất cả bệnh nhân được khuyến cáo kiêng ăn mặn, giảm lượng muối (Natri) tiêu thụ hằng ngày.
- Việc kiêng ăn muối (natri) là trọng tâm thứ hai của chế độ ăn DASH ở bệnh nhân tăng huyết áp.
- Trước khi xây dựng chế độ ăn, bệnh nhân nên làm quen với việc đọc nhãn thực phẩm ghi rõ hàm lượng natri của thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn. Thực phẩm đã qua chế biến thường chứa nhiều natri. Chế độ ăn ít natri đôi khi kém ngon miệng hơn đối với những bệnh nhân đã quen với chế độ ăn nhiều natri; tuy nhiên, khẩu vị sẽ thích ứng nhanh chóng và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít natri hoàn toàn có thể được bệnh nhân chấp nhận dễ dàng.
- Chế độ ăn DASH khuyến cáo giới hạn natri ở mức 2.300 mg/ngày - đây là lượng natri có trong 1 thìa cà phê muối ăn. Mức natri thấp hơn khoảng 1.500 mg/ngày là một ngưỡng khuyến cáo khác của DASH. Bệnh nhân có thể chọn lựa mức natri tuỳ theo mong muốn và khẩu vị của mình.
Những thay đổi toàn diện về lối sống
Ngoài việc thực hiện chế độ ăn DASH, có đến trên 20 các can thiệp khác về thay đổi lối sống đã được chứng minh có lợi cho bệnh nhân tăng huyết áp. Bệnh nhân tăng huyết áp được khuyên nên tích cực thực hiện các thay đổi toàn diện về mặt lối sống bao gồm:
- Chú trọng duy trì một cân nặng lý tưởng/giảm cân: có nhiều biện pháp giảm cân như thực hiện chế độ ăn với hàm lượng calories thấp, duy trì các bài tập luyện thể dục thể thao 30 - 40 phút/ngày trong ít nhất 3 ngày/tuần với nhịp tim duy trì trong khoảng 60 - 80% nhịp tim tối đa (vui lòng tham khảo bài viết với tiêu đề "những phương pháp đơn giản về kiểm soát nhịp tim");
- Hạn chế rượu bia: bệnh nhân được khuyến cáo uống không quá 14 lon bia (nồng độ cồn 5%) mỗi tuần;
- Cai thuốc lá;
- Duy trì các hoạt động làm giảm stress: kiểm soát hơi thở (ví dụ bệnh nhân có thể sử dụng các thiết bị hướng dẫn duy trì hơi thở chậm, đều với mục tiêu < 10 nhịp thở/phút và duy trì trong 15 phút và có thể lặp lại nhiều lần trong ngày), tham gia các lớp học Yoga (45 phút/buổi x 3 buổi/tuần) hoặc thiền dưới hướng dẫn của giáo viên (20 phút x 2 lần/ngày);
- Gia tăng dần cường độ tập luyện thể dục thể thao từ mức thấp lên mức trung bình/nặng mà bệnh nhân có thể dung nạp được: có rất nhiều môn thể thao khác nhau với các mức độ hoạt động khác nhau, bệnh nhân có thể tham gia chạy bộ, đi bộ bước ngắn, leo núi, đạp xe, bơi lội, thái cực quyền...và theo dõi mức nhịp tim duy trì ở 60 - 90% nhịp tim tối đa tương đương với cường độ vận động trung bình - nặng.
>> Xem thêm: Tần số tim là gì? Chỉ số tần số tim bao nhiêu là bình thường?
Nguồn tham khảo
- A Clinical Trial of the Effects of Dietary Patterns on Blood Pressure https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJM199704173361601
- The DASH Diet, 20 Years Later https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5509411/#R1
- EFFECTS ON BLOOD PRESSURE OF REDUCED DIETARY SODIUM AND THE
- YOUR GUIDE TO Lowering Your Blood Pressure With DASH https://www.nhlbi.nih.gov/files/docs/public/heart/new_dash.pdf
- DASH Eating Plan https://www.nhlbi.nih.gov/education/dash-eating-plan
- Nonpharmacologic Interventions for Reducing Blood Pressure in Adults With Prehypertension to Established Hypertension https://www.ahajournals.org/doi/full/10.1161/JAHA.120.016804#d1e861
VN_GM_CV_252;exp:30/8/2024
- 8 loại thuốc hạ huyết áp được chỉ định trong điều trị phổ biến
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đúng cách và hiệu quả
- 6 Dấu hiệu tăng huyết áp cần phải thăm khám bác sĩ sớm nhất
- Biến chứng tăng huyết áp: Căn bệnh nguy hiểm chớ nên bỏ qua
- Tăng huyết áp là gì? Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp phòng ngừa và điều trị
- Tăng huyết áp uống gì? 10 món nước giúp giảm huyết áp nhanh
- Top 11 cách trị tăng huyết áp tại nhà cực kỳ hiệu quả
- 10 nguyên nhân tăng huyết áp hàng đầu có thể bạn chưa biết
- Ảnh hưởng của stress đến tăng huyết áp và phương pháp điều chỉnh
- Tăng huyết áp về đêm: Sự phổ biến, cách nhận biết và quản lý huyết áp
- Tần số tim và huyết áp: Hai chỉ số cần quan tâm khi điều trị
- 2 thói quen tự hạ áp tại nhà nguy hiểm người bệnh cần tránh thực hiện
Đánh giá nguy cơ bệnh
Chỉ cần 5 phút để đánh giá nguy cơ bệnh lý của bạn. Giúp bạn xử trí kịp thời.
Bạn muốn đánh giá nguy cơ bệnh nào ?
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tiền đái tháo đường
- Bệnh lý tim mạch
- Bệnh lý tuyến giáp